“Đòn bẩy” phát triển và nâng cao đời sống dân sinh vùng cao Trạm Tấu

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/11/2023 | 8:33:14 AM

YênBái - Thời gian qua, với sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng, đặc biệt ở địa bàn đặc biệt khó khăn, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện Trạm Tấu từng bước được hoàn thiện, mang lại hiệu quả thiết thực, phục vụ đời sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Công trình kiên cố hóa đường Khấu Chu, xã Bản Công dài 3 km theo quy mô đường giao thông nông thôn dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm nay.
Công trình kiên cố hóa đường Khấu Chu, xã Bản Công dài 3 km theo quy mô đường giao thông nông thôn dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm nay.


Con đường lên với xã Bản Công những ngày này nhộn nhịp công nhân cùng các thiết bị máy móc của Công ty TNHH Nhật Minh, thành phố Yên Bái. Bà con xã Bản Công vui lắm bởi công trình kiên cố hóa đường Khấu Chu, xã Bản Công dài 3 km theo quy mô đường giao thông nông thôn được khởi công từ tháng 1/2023, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm nay sẽ giúp bà con trong xã và các xã lân cận đi lại dễ dàng, giao thương thuận lợi. Công trình có tổng kinh phí trên 10,8 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2023.

 Anh Giàng A Súa - người dân thôn Khấu Chu bộc bạch: "Trước đây để đi ra huyện, người dân rất vất vả. Giờ được Đảng, Nhà nước quan tâm làm đường mới, người dân chúng tôi phấn khởi lắm. Có đường đẹp, đi lại thuận tiện, sung sướng, khoảng cách giữa thôn với trung tâm huyện đã được rút ngắn, bà con sẽ có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo”. 

Việc triển khai làm tuyến đường Khấu Chu cơ bản thuận lợi bởi đi theo hướng tuyến nền đường dân sinh đã có. Cùng với đó, dù không có chi phí giải phóng mặt bằng nhưng bà con nhân dân đã tự nguyện hiến đất để tuyến đường được xây dựng và sớm hoàn thành. 

Anh Trần Xuân Hiếu - Chỉ huy trưởng công trình, Công ty TNHH Nhật Minh cho biết: "Để đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu công trình về đích trước kế hoạch 3 tháng, chúng tôi huy động 10 xe ô tô vận chuyển đá; máy xúc, máy lu và máy ủi luôn sẵn sàng hoạt động. Nếu thời tiết thuận lợi là ngày nào chúng tôi cũng đổ được 100m bê tông”.

Xác định rõ đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh chính là "đòn bẩy” thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, do đó, ngoài các công trình hạ tầng thiết yếu, tập trung vào các lĩnh vực giao thông, y tế, thủy lợi thì lĩnh vực giáo dục cũng được huyện ưu tiên nguồn lực đầu tư. 

Trước đây, gần 500 học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS xã Phình Hồ phải học trong những phòng học đã xuống cấp do xây dựng từ lâu năm. Năm học 2023-2024, nhà trường được đầu tư 25 tỷ đồng để xây mới nhà hành chính quản trị 3 tầng, khối nhà 11 phòng học, 10 phòng học bộ môn; nhà bếp ăn; cải tạo, nâng cấp khối nhà lớp học 2 tầng 4 phòng học và khối nhà công vụ 10 phòng. 

Thầy giáo Nguyễn Duy Tiến - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trước đây, nhà trường có 14 lớp nhưng cơ sở vật chất chỉ đáp ứng 4 phòng học kiên cố, còn lại là nhà tạm lợp tôn. Các nhà công vụ của giáo viên dành để làm các phòng điều hành của nhà trường, rất khó khăn. Từ sự quan tâm đầu tư của tỉnh, của huyện, năm 2023, nhà trường được đầu tư xây mới và sửa chữa toàn bộ phòng học, phòng chức năng. Công trình này khi hoàn thành sẽ đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Trạm Tấu đã thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, chính sách hỗ trợ của tỉnh để xây dựng các công trình đường giao thông, thủy lợi, trường lớp học, trạm y tế, trụ sở làm việc... Đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng, nhất là  đường giao thông. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có 591 lượt hộ hiến đất với diện tích trên 22,6 ha, trị giá trên 11 tỷ đồng.

Huyện thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy mô và tổng vốn đối với một số công trình để bảo đảm nguồn vốn đầu tư đạt hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", huyện đã thực hiện được 46 công trình giao thông nông thôn với chiều dài trên 45,5 km; hỗ trợ làm được 156 nhà ở cho hộ nghèo. 

Đến nay, 100% xã và 54/54 thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện có đường giao thông đến trung tâm; 100% xã với trên 90% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Các công trình được đầu tư đã phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi rõ nét diện mạo trung tâm huyện và các xã.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: "Thời gian tới, huyện tiếp tục huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó phấn đấu hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm như: kiên cố tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên, nâng cấp kiên cố tuyến đường nối quốc lộ 32C với tỉnh lộ 174; tiếp tục mở mới và kiên cố hóa các công trình thủy lợi, nước sạch, trường lớp học, trạm y tế... thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển theo hướng bền vững”. Đây cũng là kết quả hiện thực hóa 1 trong 3 khâu đột phá quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Trạm Tấu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định.
Thanh Chi 

Tags Yên Bái hạ tầng kinh tế xã hội giao thông nông thôn Bản Công Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS xã Phình Hồ

Các tin khác

Giá gas bán lẻ trong nước từ hôm nay (1/11) được điều chỉnh tăng thêm 4.000-5.000 đồng/bình 12kg. Đây là lần tăng thứ 4 liên tiếp của giá gas tại thị trường nội địa.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì ưu tiên phân bổ ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm để đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt (đặc biệt là đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam).

Chính phủ ban hành Nghị quyết 178/NQ-CP ngày 31/10/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Công nhân trong dây chuyền sản xuất đá trắng tại Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K quốc tế, huyện Lục Yên.

Thời gian qua, lĩnh vực khoáng sản đã khai thác được tiềm năng thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, nâng cao giá trị sản phẩm sản xuất. Các doanh nghiệp (DN) lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đã bám sát thị trường, kịp thời điều chỉnh các phương án sản xuất, kinh doanh, hoạt động hiệu quả và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay các DN còn gặp nhiều khó khăn về thuế, phí, khu vực đổ thải, hành lang sản xuất…

Các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Tô Mậu.

Cầu Tô Mậu huyện Lục Yên được đầu tư xây dựng với kinh phí 115 tỷ đồng; khởi công vào tháng 1 năm 2023; dự kiến hoàn thành sau 18 tháng thi công, do Công ty TNHH Vận tải đầu tư xây dựng TLK, Công ty TNHH Hiệp Phú thi công. Đến nay, công trình đã hoàn thành 70% khối lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục