Yên Bái có 43 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP năm 2023

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/11/2023 | 8:49:26 AM

YênBái - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), qua 10 tháng năm 2023 tỉnh Yên Bái đã cấp chứng nhận được 43 sản phẩm OCOP đạt 126,5% kế hoạch.

Sản phẩm OCOP nâng cao chất lượng, tạo nên thương hiệu cho người dân, doanh nghiệp và HTX
Sản phẩm OCOP nâng cao chất lượng, tạo nên thương hiệu cho người dân, doanh nghiệp và HTX


Thời gian qua, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"(OCOP), trên địa bàn tỉnh Yên Bái được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng tham gia, tạo nên hướng đi mới, hiện đại, hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống.

Qua 10 tháng triển khai thực hiện, các cơ quan chức năng của tỉnh đã  đôn đốc, hướng dẫn các địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP năm 2023. Đến nay, đã chứng nhận được 43 sản phẩm/KH 34 sản phẩm OCOP, đạt 126,5% kế hoạch. 

Cụ thể: Đã có 61 sản phẩm được đánh giá và cấp giấy chứng nhận OCOP năm 2023 (43 sản phẩm mới và 18 sản phẩm đánh giá lại). Trong đó, thành phố Yên Bái có 19 sản phẩm (17 sản phẩm mới, 2 sản phẩm đánh giá lại); Thị xã Nghĩa Lộ có 7 sản phẩm (2 sản phẩm mới, 5 sản phẩm đánh giá lại).

Huyện Văn Chấn có 3 sản phẩm mới; huyện Trấn Yên có 4 sản phẩm (3 sản phẩm mới, 1 sản phẩm đánh giá lại); huyện Lục Yên 7 sản phẩm mới; huyện Văn Yên 12 sản phẩm (5 sản phẩm mới, 7 sản phẩm đánh giá lại); huyện Yên Bình 9 sản phẩm (6 sản phẩm mới, 3 sản phẩm đánh giá lại). 

Lũy kế toàn tỉnh đã cấp chứng nhận được 227 sản phẩm OCOP, trong đó có 21 sản phẩm đạt 4 sao, 206 sản phẩm đạt 3 sao. 

Đức Toàn

Tags Mỗi xã một sản phẩm OCOP 3 sao 4 sao

Các tin khác
Mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Đỗ Xuân Sang (bên phải), xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Nhằm xây dựng vùng cây ăn quả theo hướng xanh, sạch, an toàn, hiệu quả, thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, huyện Trấn Yên đẩy mạnh tuyên truyền, áp dụng phương thức canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng chuỗi liên kết. Nhờ đó, các sản phẩm cây ăn quả của huyện từng bước nâng cao giá trị, tạo thu nhập cho người dân.

Người dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn đến làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã.

Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn đóng vai trò quan trọng trong chuyển tải vốn vay ưu đãi tới tay người nghèo và đối tượng chính sách khác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Mô hình chăn nuôi gà trống thiến của ông Tống Văn Anh ở xã Mai Sơn.

Hoạt động của Hội Nông dân Lục Yên đã có sự chuyển biến về nhiều mặt, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất tại xã An Bình.

Năm 2023, huyện Văn Yên phấn đấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) 370 tỷ đồng, tăng 15 tỷ đồng so với dự toán tỉnh giao. Đến hết ngày 31/10, tổng thu ngân sách toàn huyện đạt 166,7 tỷ đồng; trong đó, thu cân đối đạt 116,4 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất đạt 50,4 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục