Đất hiếm ở Yên Bái được phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 3/11/2023 | 9:21:01 AM

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định số 1277 phê duyệt Đất hiếm ở 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai nằm trong danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Bên trong một góc mỏ đất hiếm tại huyện Bảo Thắng (Lào Cai) sau khi kết thúc quá trình thăm dò (thời điểm tháng 4-2023)
Bên trong một góc mỏ đất hiếm tại huyện Bảo Thắng (Lào Cai) sau khi kết thúc quá trình thăm dò (thời điểm tháng 4-2023)

Theo quyết định số 1277, 93 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với 10 loại khoáng sản đã được phê duyệt, trong đó có đất hiếm.

Cụ thể: quặng bô xít (23 khu vực), đá hoa trắng (17 khu vực), cát trắng (15 khu vực); quặng titan và quặng sắt - laterit (14 khu vực), quặng cromit (3 khu vực); quặng đất hiếm, than năng lượng, quặng apatit (2 khu vực), quặng chì - kẽm (1 khu vực).

Đất hiếm (đất hiếm vỏ phong hóa) được phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia gồm: Cam Cọn - Tân Thượng, diện tích 18,90km2, có 285.000 tấn dự trữ (huyện Bảo Yên và Văn Bàn, Lào Cai) và Đồng Tâm, diện tích 29,40km2, có 160.000 tấn dự trữ (huyện Văn Yên, Yên Bái). Đất hiếm ở Cam Cọn - Tân Thượng và Đồng Tâm đều có thời gian dự trữ 30 năm.

Theo quyết định số 1277, trong thời gian dự trữ của các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia nêu trên, việc quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; thực hiện các dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải tuân thủ quy định của nghị định số 51 năm 2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, quy định của pháp luật về khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan công khai các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được phê duyệt.

YBĐT (theo TTO)

Các tin khác
Bộ Công Thương ban hành chỉ thị về bảo đảm cung cầu, bình ổn thị trường Tết 2024. Ảnh minh họa

Ngày 2-11, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Sản phẩm OCOP nâng cao chất lượng, tạo nên thương hiệu cho người dân, doanh nghiệp và HTX

Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), qua 10 tháng năm 2023 tỉnh Yên Bái đã cấp chứng nhận được 43 sản phẩm OCOP đạt 126,5% kế hoạch.

Mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Đỗ Xuân Sang (bên phải), xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Nhằm xây dựng vùng cây ăn quả theo hướng xanh, sạch, an toàn, hiệu quả, thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, huyện Trấn Yên đẩy mạnh tuyên truyền, áp dụng phương thức canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng chuỗi liên kết. Nhờ đó, các sản phẩm cây ăn quả của huyện từng bước nâng cao giá trị, tạo thu nhập cho người dân.

Người dân xã Bình Thuận, huyện Văn Chấn đến làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã.

Thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn đóng vai trò quan trọng trong chuyển tải vốn vay ưu đãi tới tay người nghèo và đối tượng chính sách khác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục