Thủ tướng phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/11/2023 | 7:38:13 AM

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1305/QĐ-TTg ngày 8/11/2023 phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu tổng quát của Chương trình là đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó; tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7,0 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7,0 - 7,5%/năm.

Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030.

Phấn đấu nằm trong nhóm 03 nước dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030.

Thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động trong một số lĩnh vực, địa phương

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình là thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động.

Cụ thể, lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế.

Nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam.

Thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động về các yêu cầu, rào cản đối với cải thiện năng suất lao động và kiến nghị các giải pháp phù hợp.

Xây dựng chương trình truyền thông, phổ biến kiến thức về năng suất, cải tiến năng suất, kinh nghiệm điển hình cải tiến năng suất ở cấp quốc gia, cấp địa phương, cấp doanh nghiệp và cộng đồng.

Triển khai các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động

Nhiệm vụ và giải pháp khác là phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cụ thể, chú trọng lồng ghép giải pháp tăng năng suất lao động vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Phát triển thị trường khoa học công nghệ, khuyến khích hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số sâu rộng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển; phát huy vai trò của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp là trung tâm.

Xây dựng, hướng dẫn, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện các giải pháp sử dụng công nghệ số, dữ liệu số, chuyển đổi số để tăng năng suất lao động; chú trọng tới chuyển đổi số cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số. 

Tăng năng suất lao động ở các tiểu vùng và từng địa phương trong vùng

Cùng với nhiệm vụ, giải pháp nêu trên là nhiệm vụ thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành.

Theo đó, phát triển vùng và liên kết vùng hiệu quả. Hình thành không gian phát triển các tiểu vùng phù hợp trong từng vùng kinh tế - xã hội để kết nối phát triển, phát huy lợi thế cạnh tranh và tăng năng suất lao động ở các tiểu vùng và từng địa phương trong vùng.

Hoàn thiện thể chế, chính sách cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Hoàn thiện thể chế phát triển công nghiệp, xây dựng Luật Phát triển công nghiệp. Rà soát cơ cấu không gian phát triển công nghiệp; hoàn thiện thể chế, chính sách về phát triển cụm liên kết ngành công nghiệp và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp trong nước.

Thực hiện có hiệu quả định hướng phát triển các ngành dịch vụ ưu tiên; nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế; hình thành các trung tâm dịch vụ mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics tại một số thành phố lớn.

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê để theo dõi, đánh giá diễn biến năng suất lao động gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. 

(Theo VOV)

Các tin khác
Các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh Yên Bái trưng bày sản phẩm tại Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2023.

Là tỉnh miền núi nhiều tiềm năng về nông nghiệp và nguồn lực tự nhiên độc đáo nên Yên Bái đã nỗ lực xây dựng mạng lưới kết nối chặt chẽ giữa các nhà cung cấp địa phương và các doanh nghiệp bán lẻ, xuất khẩu. Điều này không chỉ tạo ra cơ hội phát triển kinh tế cho Yên Bái mà còn góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân địa phương.

Lãnh đạo xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên thăm mô hình nuôi gà Mông bản địa của gia đình chị Nguyễn Thị Mến, thôn Yên Thành.

Nắm bắt nhu cầu của thị trường, những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã từng bước đưa các giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi. Qua đó, ngày càng có nhiều sản phẩm hàng hóa đặc sản được cung cấp ra thị trường, từng bước nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và thu nhập của người nông dân.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc triển lãm

Ngày 8/11, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TPHCM, Công ty Informa Markets Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về Công nghệ xử lý, Chế biến và Đóng gói bao bì tại Việt Nam (ProPak Vietnam 2023).

Hôm thứ Ba (7/11), Trung Quốc cho biết, sẽ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đất hiếm nhằm đáp lại các hạn chế chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu chất bán dẫn của Mỹ sang Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục