Yên Bình tăng cường các giải pháp thu ngân sách

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/11/2023 | 9:06:06 AM

YênBái - Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của doanh nghiệp, nhân dân, huyện Yên Bình phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2023, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sản xuất sản phẩm măng tại Công ty cổ phần Yên Thành
Sản xuất sản phẩm măng tại Công ty cổ phần Yên Thành


Cũng như các địa phương trong tỉnh, công tác thu ngân sách của huyện Yên Bình đang gặp nhiều khó khăn. Một số nguồn thu từ các khoản phí, lệ phí và thu khác khó xác định khả năng thực hiện; thu từ quốc doanh, thu tiền thuê đất, thu lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất không đảm bảo tiến độ.

Theo ông Nguyễn Xuân Đức - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế Yên Bình: Năm 2023, huyện được tỉnh giao dự toán thu ngân sách nhà nước 383,4 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối 243,4 tỷ đồng; thu từ tiền giao đất 140 tỷ đồng. Đến hết tháng 11, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 240 tỷ đồng, bằng 62,5% dự toán tỉnh giao. Trong đó: thu cân đối đạt 195 tỷ đồng, bằng 81% dự toán tỉnh giao; thu tiền giao đất đạt 48 tỷ đồng, bằng 34% dự toán. 

Để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2023 theo kế hoạch tỉnh giao, huyện Yên Bình tập trung đánh giá kết quả thực hiện thu ngân sách hàng tháng theo kịch bản đã được phê duyệt; đánh giá, phân tích cụ thể từng nguồn thu, sắc thuế, nguyên nhân tăng, giảm, trách nhiệm các cơ quan đã được phân công; thực hiện tốt công tác triển khai thực hiện hóa đơn điện tử cho người nộp thuế trên địa bàn… Hiện nay ngành thuế Yên Bình đang tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường nhiều giải pháp chạy" nước rút" để về đích ngân sách cuối năm 2023. 

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, công tác quản lý nợ đối với các trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ và phối hợp với Phòng Tài chính, Kế hoạch tiếp tục rà soát các nguồn thu trên địa bàn để tiếp tục chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các đội thuế bám sát địa bàn, tham mưu cho UBND các xã, thị trấn rà soát các khoản thu và các khoản thu phát sinh. 

Bên cạnh đó, ngành thuế Yên Bình còn tổ chức rà soát từng khối ngành về gỗ, khoáng sản, du lịch... để có giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời. Tiếp tục thực hiện hoạt động "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” để kịp thời nắm bắt, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp, doanh nhân nêu cao tinh thần vượt khó, nỗ lực thích ứng, chủ động điều chỉnh mô hình sản xuất kinh doanh, tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh, nâng cao giá trị sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động và tăng thu cho ngân sách địa phương.

Qua đó, nhiều doanh nghiệp của địa phương vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng quy định như: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại 186 Yên Bái, Chi nhánh Công ty TNHH Wood Industry Yên Bái; Công ty TNHH Chế biến Lâm sản Mai Nam; Doanh nghiệp tư nhân Thành Giang; Công ty cổ phần Yên Thành, HTX Thanh Yên, HTX Đạt Thành...

Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Yên Thành cho biết: "Đơn vị luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của huyện trong hỗ trợ nguồn vốn, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh doanh; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho lao động địa phương tiếp cận với ngành nghề liên quan lĩnh vực việc làm nên Công ty luôn đảm bảo số lượng, chất lượng lao động. Công ty cũng nhận được hỗ trợ kịp thời của huyện trong lĩnh vực chuyển đổi số, triển khai nộp thuế điện tử, hồ sơ điện tử nên giúp cắt giảm chi phí, thủ tục giấy tờ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước”.

Còn đối với ông Hoàng Thảo - chủ xưởng sản xuất, chế biến gỗ ở xã Hán Đà cho biết, thông qua hoạt động "Ngày cuối tuần cùng dân và doanh nghiệp” đã kịp thời giúp cơ sở tìm đầu ra cho sản phẩm gỗ, ván bóc bị ùn ứ từ đầu năm 2023. Từ đó, cơ sở giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước Ấn Độ, Thái Lan; người lao động có việc làm và nguồn thu ổn định. Doanh thu năm 2023 dự kiến sẽ vượt năm 2022 và đạt 5 tỷ đồng.

Còn đối với xã Đại Đồng, để hoàn thành pháp lệnh thu ngân sách, ngay từ đầu năm địa phương này đã chủ động xây dựng kế hoạch, rà soát, nắm chắc các nguồn thu trên địa bàn phối hợp với Chi cục thuế đối chiếu, xác minh thông tin liên quan đến người nộp thuế; triển khai các biện pháp, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế để người dân nâng cao nhận thức về nghĩa vụ nộp thuế và có biện pháp thu thuế đảm bảo đúng, đủ, kịp thời. Nhờ đó, đến tháng 11 năm 2023, xã đã hoàn thành kế hoạch thu 1,2 tỷ đồng tiền ngân sách, đạt 124% kế hoạch giao. Sau khi hoàn thành kế hoạch giao, xét các điều kiện thu của địa phương, UBND huyện đã giao khoán cho xã Đại Đồng tăng thu thêm từ 500 đến 700 triệu đồng từ tiền giao giao đất. 

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, bà Phạm Thị Thu Hằng - Chủ tịch UBND xã Đại Đồng khẳng định: "Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của địa phương đã cơ bản phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tiếp tục công tác đấu giá quyền sử dụng đất theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo giá trị quyền sử dụng đất được xác định đúng theo quy định. Đến nay, xã hoàn thành thu tiền từ đấu giá đất gần 400 triệu đồng, đang tích cực hướng dẫn người dân tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất để hoàn thành thu thêm từ 200 đến 300 triệu trong thời gian còn lại của năm 2023”. 

Tại xã Phú Thịnh - địa phương có nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn; hoạt động kinh doanh dịch vụ, sản xuất chế biến nông lâm sản và quy hoạch, đấu giá sử dụng đất sôi nổi đã được UBND huyện Yên Bình giao thu 3,6 tỷ đồng thu ngân sách trong năm 2023. 

Ông Đào Bá Hiệp - Chủ tịch UBND xã Phú Thịnh cho biết: Nhờ sự vào cuộc tích cực của cán bộ, công chức địa phương và cán bộ Chi cục thuế huyện trong việc vận động, tuyên truyền người dân, các hộ kinh doanh trong việc chấp hành quyền và nghĩa vụ nộp thuế nên đến nay xã đã hoàn thành 135% kế hoạch thu ngân sách". 

Với nỗ lực của ngành thuế, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền địa phương; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực trong lao động, sản xuất, nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ nộp thuế sẽ là yếu tố quan trọng giúp huyện Yên Bình vượt qua khó khăn, hoàn thành pháp lệnh thu ngân sách nhà nước năm 2023.

Hoài Văn

Tags Yên Bình thu ngân sách hồ Thác Bà chỉ tiêu bưởi Đại Minh khoản phí lệ phí phí trước bạ tiền sử dụng đất

Các tin khác
Kho bạc Nhà nước tỉnh Bến Tre làm thủ tục cho khách hàng. Ảnh minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.

Các mặt hàng nghi giả, nhái thường được kinh doanh bằng hình thức online bị lực lượng QLTT TPHCM kiểm tra, thu giữ

Tận dụng trang cá nhân để bán hàng online, livestream (phát trực tiếp) trên các tài khoản cá nhân như Tiktok, Facebook, Zalo… ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng được rao bán là hàng giả, hàng nhái khiến người tiêu dùng bất an, đặc biệt là trong thời điểm cuối năm.

Diện tích rừng phòng hộ của xã Suối Quyền được quản lý, bảo vệ tốt nên không có tình trạng chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy.

Với mục tiêu bảo vệ, giữ vững diện tích rừng hiện có nhằm bảo đảm sinh kế cho người dân sống và phát triển kinh tế từ rừng, bước vào mùa khô hanh năm 2023, huyện Văn Chấn đã và đang tập trung chỉ đạo những địa phương có rừng, chủ rừng chủ động các phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) để đảm bảo an toàn tài nguyên rừng.

Giá vàng chiều nay giảm mạnh.

Sau khi đạt mức kỷ lục lịch sử 74,6 triệu đồng/lượng vào đầu giờ sáng nay (29/11), giá vàng miếng đã quay đầu lao dốc giảm gần 1 triệu đồng/lượng trong buổi chiều.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục