Đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm cuối năm

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/12/2023 | 2:38:02 PM

Thời điểm cuối năm, dự báo sức mua sắm của người dân sẽ ngày càng tăng mạnh. Để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu, các cơ sở kinh doanh, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn cả nước đã chủ động sản xuất, dự trữ nguồn hàng, đảm bảo hàng hóa chất lượng và giá cả hợp lý cùng những chính sách khuyến mại kích cầu mua sắm hấp dẫn.

Người dân lựa chọn hàng tại siêu thị Aeon Long Biên.
Người dân lựa chọn hàng tại siêu thị Aeon Long Biên.

Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động thương mại dịch vụ thời điểm cuối năm diễn ra khá sôi động để chuẩn bị phục vụ ngày lễ lớn cuối năm và năm mới 2024, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tiếp tục duy trì xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. 

Đặc biệt, việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết được địa phương, doanh nghiệp triển khai tích cực từ sớm cùng với Chương trình bình ổn thị trường với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu khá bình ổn. 

Để chuẩn bị nguồn cung hàng hóa trong tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán khi nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2023 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. 

Thực hiện Chỉ đạo của Bộ Công Thương, đến nay một số địa phương như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Ninh Thuận... đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2024.

Theo dự kiến, sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm với lượng hàng dự trữ tăng từ 10-25% so với cùng kỳ. 

Đáng lưu ý, trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, để kích cầu tiêu dùng trong nước, nhiều doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, nhất là trong tháng cận Tết. 

Sở Công Thương các địa phương như thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực làm việc với nhiều đơn vị, dựa trên các mục tiêu chính: bình ổn thị trường, tổ chức chương trình khuyến mãi, kết nối cung cầu, đặc biệt chú ý liên kết vùng - phối hợp các tỉnh thành khác để tạo nguồn hàng hóa ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu lớn của thành phố.

Ngoài ra, hệ thống phân phối thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam như Lazada, Shopee, TikTok, Sendo... đã hỗ trợ rất nhiều cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Nhờ vậy, tại những địa bàn thương mại truyền thống khó khăn, phụ thuộc vào thương lái nay đã trực tiếp phân phối đến tay của người tiêu dùng thông qua hệ thống phân phối hiện đại và nền tảng thương mại điện tử…

Hiện tại, toàn bộ các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp Tết đang được các doanh nghiệp sản xuất chuẩn bị và đưa đến hệ thống phân phối.

YBĐT(Theo Báo Tin tức)

Các tin khác
Giá vàng chao đảo trên đỉnh. (Ảnh minh họa

Sáng 9/12, giá vàng trong nước tiếp tục tăng, trong đó vàng miếng SJC chao đảo quanh mức 74 triệu đồng/lượng và 62 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn tròn trơn.

Ban Chấp hành Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái

Ngày 8/12, tại thị xã Nghĩa Lộ, Đảng uỷ Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với UBND thị xã Nghĩa Lộ tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Hội Doanh nghiệp miền Tây Yên Bái.

Một góc của trung tâm xã Hòa Cuông. Ảnh minh họa

Ngày 8/12, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ký các quyết định số 2341, 2342 và 2343 công nhận các xã Kiên Thành, Y Can, Hòa Cuông của huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Một góc Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Yên Bái.

Yên Bái đã thu hút 140 dự án với tổng mức đầu tư hơn 18.700 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 83,2%, tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp đạt 40,4%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục