Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/12/2023 | 1:55:07 PM

YênBái - Phong Dụ Thượng là xã đặc biệt khó khăn và còn nhiều khó khăn so với các xã khác của huyện Văn Yên. Những năm qua, nhờ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, đầu tư lớn cho hệ thống hạ tầng, đặc biệt có các chương trình tín dụng ưu đãi (TDUĐ) với lãi suất thấp để phát triển kinh tế hộ gia đình đã giúp cho đời sống nhân dân nơi đây từng bước nâng lên.

Lãnh đạo xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (bên trái) kiểm tra tình hình sản xuất quế hữu cơ của người dân.
Lãnh đạo xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên (bên trái) kiểm tra tình hình sản xuất quế hữu cơ của người dân.

UBND xã Phong Dụ Thượng chỉ đạo Ban Giảm nghèo xã căn cứ danh sách hộ nghèo và phối hợp với trưởng thôn, các hội đoàn thể tuyên truyền đến người dân và hội viên hiểu rõ, đầy đủ, chính xác về chính sách TDUĐ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, thống kê những hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế gia đình; hộ có con em là sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có hoàn cảnh gia đình khó khăn; hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo khó khăn… để tổ chức bình xét cho vay. 

Địa phương phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện tổ chức tập huấn cho cán bộ các hội đoàn thể, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), các trưởng thôn nắm vững quy trình nghiệp vụ cho vay; xét duyệt cho vay và giải ngân nhanh chóng, kịp thời đến người vay. Xã đã chỉ đạo các hội đoàn thể, trưởng thôn phải có trách nhiệm trong quản lý vốn TDUĐ từ khâu nhận chỉ tiêu phân bổ vốn đến tổ chức giám sát bình xét cho vay tại tổ, đảm bảo dân chủ và công khai, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận nguồn vốn; giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ vay; giám sát hoạt động của tổ, tham gia đôn đốc, xử lý thu hồi nợ. 

UBND xã đã tham mưu kịp thời giúp Đảng ủy xã và phối hợp với NHCSXH huyện, hội đoàn thể xã, chỉ đạo các ngành có liên quan, các trưởng thôn triển khai hiện thực đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động TDUĐ. Hiện, xã có 19 tổ TK&VV, được ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội là: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên. 

Tổng dư nợ đến ngày 30/11/2023 trên địa bàn xã là 58.432 triệu đồng, 1.125 hộ đang vay vốn, chiếm 84,2% tổng số hộ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, dư nợ tăng so với năm 2022 là 8 tỷ đồng. Riêng 11 tháng của năm 2023, NHCSXH huyện đã giải ngân cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn được 14.115 triệu đồng, 234 hộ được vay vốn. 

So sánh với năm 2002, xã có 64 hộ vay vốn, số tiền 208 triệu đồng, chủ yếu là vốn hộ nghèo 5 - 10 triệu đồng/hộ. Chất lượng tín dụng với 19/19 tổ vay vốn xếp loại chất lượng tốt, tỷ lệ thu lãi hàng tháng đạt trên 99,9%, tỷ lệ gửi tiết kiệm tại tổ đạt 100%, xã không có nợ quá hạn. 

Nhờ có các chính sách ưu đãi của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp các hộ nghèo, đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng rừng, đặc biệt là trồng cây quế… từng bước tăng thu nhập, cải thiện đời sống và thoát nghèo. 

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã biết tận dụng vốn vay để phát triển kinh tế trồng rừng, làm trang trại, gia trại kết hợp chăn nuôi, trồng trọt nên thoát được nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. 

Ông Hoàng Văn Ly ở thôn Cao Sơn cho biết: "Năm 2020, gia đình tôi vay vốn 90 triệu đồng theo diện hộ cận nghèo từ NHCSXH huyện. Nhà tôi đã đầu tư phát triển trồng quế, chăn nuôi và đến nay có 3 ha quế, 8 con bò, 200 con gà, 30 con vịt. Phát triển kinh tế thuận lợi nên gia đình đã có nhà ở khang trang, cuộc sống tốt hơn trước nhiều lắm”. Theo số liệu rà soát cuối năm 2023, số hộ nghèo đa chiều của xã hiện còn 167 hộ, bằng 11,67% và số hộ cận nghèo đa chiều là 11 hộ, bằng 0,8%; thu nhập bình quân đầu người đạt 42,89 triệu đồng. 

Đồng chí Lương Văn Thu - Chủ tịch UBND xã Phong Dụ Thượng khẳng định: "TDUĐ đã góp phần giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và tích cực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Đáng mừng là đến nay, tổng số tiêu chí xã tự tổ chức đánh giá đạt chuẩn xã nông thôn mới theo quy định là 19/19 tiêu chí, đạt 100%. Những kết quả đó có được là đồng bộ hoạt động của sự phối hợp, chỉ đạo nhịp nhàng giữa NHCSXH huyện, chính quyền xã, các hội đoàn thể nhận ủy thác, các tổ TK&VV. Kết quả đó cũng tạo đà cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của xã tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội ngày càng hiệu quả”.

Nguyễn Thơm

Tags Tín dụng chính sách Phong Dụ Thượng Văn Yên giảm nghèo nông thôn mới

Các tin khác

Sáng 27/12, Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức Hội nghị đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Nhân dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Huyện Văn Chấn phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 17/21 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó có 4 xã đạt NTM nâng cao và các xã còn lại đạt bình quân từ 15 tiêu chí trở lên.

Hành khách mua vé tàu.

Khi đi tàu hoả, hành khách phải mang theo giấy tờ tùy thân và các giấy tờ có liên quan có thông tin trùng khớp với thông tin in trên Thẻ lên tàu hỏa để xuất trình cho nhân viên đường sắt.

Các học viên là người dân thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số dự lớp học nghề ngắn hạn về trồng và sơ chế nông sản.

Là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp (chưa đến 4,5%), nhưng năm 2023, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên vẫn chú trọng công tác giảm nghèo, gắn mục tiêu giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục