Trên 78% doanh nghiệp Yên Bái được điều tra, khảo sát có mức trình độ và năng lực công nghệ trung bình

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/1/2024 | 10:45:16 AM

YênBái - Qua tiến hành đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất ở các nhóm ngành cho thấy, các doanh nghiệp chủ yếu đều đạt mức trình độ và năng lực công nghệ trung bình (25 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 78,13%), lạc hậu (7 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 21,87%).

Ngành chế biến gỗ có trình độ và năng lực công nghệ cao nhất với hệ số mức độ đồng bộ 0.486, đạt tổng điểm 51/100 điểm.
Ngành chế biến gỗ có trình độ và năng lực công nghệ cao nhất với hệ số mức độ đồng bộ 0.486, đạt tổng điểm 51/100 điểm.

Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái vừa phối hợp với phòng kinh tế - hạ tầng, phòng kinh tế các huyện, thị, thành phố điều tra, khảo sát hiện trạng và đánh giá tổng thể trình độ, năng lực đổi mới công nghệ của 32 doanh nghiệp sản xuất thuộc một số ngành công nghiệp chủ yếu như: chế biến chè, chế biến gỗ, khai thác và chế biến đá, sản xuất vật liệu xây dựng... trên địa bàn tỉnh.

32 doanh nghiệp được điều tra trực tiếp gồm: 9 doanh nghiệp chế biến chè, 6 doanh nghiệp chế biến gỗ, 6 doanh nghiệp khai thác và chế biến đá, 3 doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, 2 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, 2 doanh nghiệp sản xuất hóa chất, 2 doanh nghiệp sản xuất tinh dầu thực vật, 1 doanh nghiệp sản xuất cơ khí và 1 doanh nghiệp ngành dệt. 

Trong tổng số 32 doanh nghiệp được điều tra thì loại hình hợp tác xã chiếm đa số với 11 hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn có 9, doanh nghiệp tư nhân có 4 và công ty cổ phần có 8. 

Các doanh nghiệp được điều tra năm 2023 chủ yếu là những doanh nghiệp quy mô nhỏ với quy mô lao động dưới 100 người (27 doanh nghiệp); 1 doanh nghiệp có quy mô vừa với số lao động từ 100 đến 200 người và 4 doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn 200 người.

Qua tiến hành đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất ở các nhóm ngành cho thấy, các doanh nghiệp chủ yếu đều đạt mức trình độ và năng lực công nghệ trung bình (25 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 78,13%), lạc hậu (7 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 21,87%). 

Kết quả này cao hơn so với kết quả đánh giá trình độ công nghệ tỉnh Yên Bái đã đánh giá trong năm trước đó. Trong đó, cao nhất là ngành chế biến gỗ với hệ số mức độ đồng bộ 0.486, đạt tổng điểm 51/100 điểm và thấp nhất là ngành dệt với hệ số mức độ đồng bộ 0.351, đạt tổng điểm 36/100 điểm.

Đợt điều tra, khảo sát nhằm nắm bắt hiện trạng công nghệ sản xuất, khả năng khai thác và làm chủ, đổi mới nghiên cứu và phát triển công nghệ của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Yên Bái; xây dựng bổ sung cơ sở dữ liệu về hiện trạng công nghệ, trình độ công nghệ sản xuất, tình hình đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển giao công nghệ của các cơ sở sản xuất thuộc một số ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh năm 2023. Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lý, năng lực công nghệ hiện có để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

Thành Trung

Tags Yên Bái doanh nghiệp khảo sát công nghệ chế biến chè chế biến gỗ

Các tin khác
Nhiều công trình, dự án giao thông về đích đúng tiến độ, vượt tiến độ

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án, công trình hạ tầng giao thông.

Các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công góp phần thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2023 áp lực giải ngân vốn lớn song Yên Bái vẫn là một điểm sáng về giải ngân vốn đầu tư công, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố của cả nước. Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn năm 2024, tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm mới.

Bản Khá Hạ là điểm sáng trong phong trào hiến đất làm đường, nhất là mở rộng nền đường từ 4 mét thành đường 7 mét, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương.

Đến xã Thanh Lương (thị xã Nghĩa Lộ) những ngày này, trên các tuyến đường liên thôn, liên xóm, người người, nhà nhà đều hăng hái hiến đất, giải phóng mặt bằng, tham gia đổ bê tông tạo nên những con đường rộng đẹp, góp phần mang lại diện mạo mới, sức sống mới cho vùng quê nơi đây.

Các học viên là người dân thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số dự lớp học nghề ngắn hạn về trồng và sơ chế nông sản.

Là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo thấp (chưa đến 4,5%), nhưng năm 2023, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên vẫn chú trọng công tác giảm nghèo, gắn mục tiêu giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục