Yên Bái phấn đấu mục tiêu thu ngân sách 5.300 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/1/2024 | 10:43:38 AM

YênBái - Năm 2024, tỉnh Yên Bái được Trung ương giao thu ngân sách 3.524 tỷ đồng, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua chỉ tiêu thu là 5.300 tỷ đồng. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2024, ngành thuế đã tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm.

Tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, góp phần thực hiện thu NSNN năm 2024.
Tháo gỡ khó khăn, giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, góp phần thực hiện thu NSNN năm 2024.

Nhiệm vụ thu ngân sách năm 2023 được triển khai trong bối cảnh tỉnh hình kinh tế - xã hội tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng lớn đến các  hoạt động sản xuất, kinh doanh; nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục khó khăn; Quốc hội, Chính phủ phải tiếp tục ban hành các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khôi phục đà tăng trưởng nền kinh tế... Song, với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, thu ngân sách năm 2023 vẫn đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 4.102,5 tỷ đồng, bằng 128% dự toán Trung ương giao. Trong đó: thu cân đối trừ thuê đất trả tiền 1 lần đạt 2.525,8 tỷ đồng, bằng 126% dự toán Trung ương giao, 101% dự toán tỉnh giao và bằng 104,9% số thực hiện năm 2022.

Sang năm 2024, tỉnh Yên Bái được Trung ương giao thu 3.524 tỷ đồng, Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua chỉ tiêu thu 5.300 tỷ đồng, bằng 150,4% dự toán Trung ương giao và 129,2% thực hiện năm 2023. Trong đó, thu hoạt động xuất nhập khẩu là 560 tỷ đồng, thu cân đối 2.625 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất  2.065 tỷ đồng, thu xổ số kiến thiết 50 tỷ đồng...

Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 cũng là năm cuối phấn đấu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, trong đó có chỉ tiêu thu ngân sách. Bối cảnh tình hình kinh tế xã hội còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, các rủi ro từ việc sức mua của các thị trường bên ngoài bị thu hẹp; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao; giá xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp; một số thị trường xuất khẩu vẫn còn khó khăn cũng như tác động từ thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của năm. Các chính sách miễn, giảm thuế đã và dự kiến ban hành trong năm 2024 cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ thu ngân sách.

Là huyện duy nhất hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách tỉnh giao năm 2023, sang năm 2024, huyện Văn Yên được tỉnh giao thu ngân sách 383,5 tỷ đồng, trong đó: thu cân đối 193,5 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 190 tỷ đồng. Huyện phấn đấu thu 385 tỷ đồng (tăng 1,5 tỷ đồng so với dự toán tỉnh giao); trong đó: thu cân đối 195 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 190 tỷ đồng. 

Đồng chí Hà Đức Anh - Chủ tịch huyện Văn Yên cho hay, với chỉ tiêu pháp lệnh thu NSNN tỉnh giao và mục tiêu phấn đấu huyện đặt ra, Văn Yên sẽ tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm thu NSNN của năm 2023, triển khai đồng bộ, quyết liệt, triệt để các giải pháp, trọng tâm là đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án phát triển quỹ đất; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương về thực hiện thu NSNN; phối hợp tốt với các cơ quan, ban ngành quản lý tốt các nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt là các nguồn thu từ đất, các nguồn thu phát sinh từ hoạt động xây dựng cơ bản, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN theo kế hoạch đã đề ra. 


Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn (đứng thứ 2 bên phải) thăm, động viên các doanh nghiệp sản xuất tại Khu công nghiệp phía nam của tỉnh.

9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Đồng chí Nông Xuân Hùng – Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Yên Bái cho biết: Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu thu ngân sách cả giai đoạn 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX đã đề ra, ngành thuế sẽ tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ thu ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm.

Đó là, tập trung mọi nguồn lực, triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp quản lý thu, thu hồi nợ thuế, chống thất thu.

Ngành thuế sẽ cùng các ngành, các địa phương bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và UBND tỉnh để chủ động triển khai chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2024. Trong đó, tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, vững chắc, thu hút đầu tư, tăng thêm năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu vững chắc, lâu dài cho NSNN.

Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện đánh giá mức độ hiệu quả việc triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế theo các nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ trong năm 2023, đặc biệt là các chính sách chuẩn bị thực hiện trong năm 2024 mà Quốc hội, Chính phủ đã ban hành như: Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo về môi trường đối với xăng, dầu trong năm 2024, Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế gái trị gia tăng 6 tháng đầu năm.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành quản lý thu NSNN, thường xuyên kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ thu NSNN năm 2024 trên cơ sở thường xuyên cập nhật diễn biến tình hình thời tiết, diễn biến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá, dự báo mức độ ảnh hưởng đến thu ngân sách cũng như tiếp tục đánh giá các tác động từ việc áp dụng các chính sách hiện hành tới nguồn thu để chủ động xây dựng kịch bản thu NSNN theo từng tháng, quý, theo từng nguồn thu. Qua đó, đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, kiến nghị với UBND các cấp chỉ đạo các ngành, các cấp cùng phối hợp với cơ quan thuế đề ra các giải pháp thu ngân sách phù hợp với từng giai đoạn nhằm phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành thu NSNN của từng cấp.

Tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, giúp người nộp thuế nhanh chóng tiếp cận, nắm được các chính sách thuế mới, các chính sách thuế hiện hành, việc kê khai, quyết toán thuế nhằm giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế vào NSNN theo quy định. 

Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế ngay từ đầu năm, tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế. Nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử. 

Triển khai kịp thời kế hoạch thanh tra, kiểm tra; xây dựng kế hoạch, tăng cường biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định. 

Tiếp tục thực hiện cải cách hiện đại hóa hệ thống thuế và công tác quản lý thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử đảm bảo đúng theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Duy trì và thực hiện điện tử hóa, số hóa các khâu trong công tác quản lý thuế; đẩy mạnh các giải pháp quản lý hóa đơn điện tử.

Việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2024 càng có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong năm cuối tỉnh đặt mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025.

Đức Toàn


Tags Yên Bái ngân sách

Các tin khác
Thừa ủy quyền, đồng chí Nguyễn Xuân Trường - Chủ tịch UBND huyện Yên Bình trao Bằng công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023 và trao thưởng cho xã Bạch Hà

Sáng 10/1, UBND huyện Yên Bình tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Bạch Hà, huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.

Ban Chỉ đạo thực hiện Kết luận số 61-KL/TW huyện Mù Cang Chải triển khai nhiệm vụ năm 2024

14/14 xã, thị trấn nhận uỷ thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số 48 tổ tiết kiệm và vay vốn, cho 1.961 hộ vay, đưa tổng dư nợ đạt gần 98 tỷ đồng. Các hội viên đều sử dụng vốn đúng mục đích, không có nợ quá hạn; tỷ lệ thu lãi, thu tiết kiệm trong kỳ đạt 100%.

Vàng nhẫn bền bỉ tăng.

Sáng 10/1, vàng nhẫn tăng sát mốc 64 triệu đồng/lượng. Dù không tăng mạnh nhưng ổn định hơn so với giá vàng miếng SJC.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty TNHH Thủy sản Thái Minh Long (tỉnh Bạc Liêu).

Sau 17 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã ghi dấu ấn về tăng trưởng kinh tế dựa trên các thành quả của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những thành tựu có được là động lực mạnh mẽ để Việt Nam tiếp tục phát triển, trở thành quốc gia cạnh tranh và hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục