Tình hình nghiên cứu trồng cao su tại Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ sáu, 1/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cây cao su được di nhập và trồng ở Việt Nam từ năm 1897. Trong lý thuyết loại cây này chỉ có thể trồng được ở những nơi có nhiệt độ nóng ẩm (từ 170 vĩ Bắc trở xuống), nhưng qua khảo sát thực tế nhận thấy rằng không phải như vậy.

 Tại Trung Quốc có nhiệt độ lạnh và thấp hơn ở Việt Nam cây cao su đã được trồng rất thành công tại các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam những nơi đều nằm ở 210 vĩ Bắc trở lên. Cây cao su trồng ở Trung Quốc không chỉ chịu được rét mà còn cho sản lượng khá cao, có thể đạt 4 tấn mủ khô/ha. Hiện nay tại một số tỉnh phía Bắc như: Hòa Bình, Lai Châu, Phú Thọ, Điện Biên… đã và đang tiến hành trồng thí điểm và trồng tập trung cây cao su, bước đầu có kết quả rất khả quan.

Chính vì vậy việc trồng cây cao su tại tỉnh Yên Bái cần được quan tâm và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng với từng giai đoạn phù hợp để đưa cây này là cây phát triển kinh tế và phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

Qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát tại một số địa phương cho thấy tình hình phát triển cây cao su ở một số tỉnh phía Bắc như sau:

Năm 2006, tỉnh Lai Châu đã tiến hành chỉ đạo trồng thí điểm được 132 ha cao su, với giống được nhập từ huyện Kim Bình - châu Hồng Hà - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (giống 77 - 2 và 77 - 4). Các diện tích trồng cây cao su có cao trình khoảng 400-600m so với mực nước biển, mật độ cây trồng 550 cây/ha (tương đương khoảng cách 3 x 6m). Cây cao su trồng mới đạt tỷ lệ sống khá cao (97,8%), cây sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện tại tỉnh Lai Châu đang quy hoạch trồng 3.000 - 5.000 ha cao su tập trung tại một số xã thuộc huyện Phong Thổ và Sìn Hồ liền kề với huyện Kim Bình - Vân Nam - Trung Quốc.

Tại tỉnh Hòa Bình, tháng 11/2006, Tập đoàn Công ty cổ phần Đầu tư phát triển thương mại Minh Thái (Rotaco), do ông Lê Tương Kỳ là giám đốc (nguyên là gia đình người gốc Hoa, cư trú tại thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã bắt đầu triển khai dự án trồng 10.000 ha cao su giống 77-4 của Trung Quốc.

Theo xác nhận của Công ty Rotaco, để trồng 1 ha cây cao su người dân sẽ phải đầu tư khoảng 30 triệu đồng, bao gồm: tiền giống, phân bón, công chăm sóc từ khi trồng cho tới khi thu hoạch, thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây cao su là 6 năm từ khi trồng. (Từ năm thứ 7 bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng đạt ổn định từ 1,2 tấn mủ khô/ha, giá thị trường khoảng 2.000 USD/tấn, từ năm thứ 11 trở đi sản lượng thu hoạch đạt trên 4 tấn mủ khô/ha cao su). Như vậy chỉ sau 2 năm đã thu hồi được vốn đầu tư. Hiện tại Công ty Rotaco đang hợp tác với tỉnh Lào Cai để triển khai trồng cao su với diện tích khoảng 5.000 ha; phối hợp với tỉnh Điện Biên trồng 2.000 ha.

Tại tỉnh Phú Thọ, từ năm 1996, Viện Nghiên cứu Rau quả Phú Hộ đã triển khai trồng 3,2 ha cao su để nghiên cứu thí điểm (tại Phú Hộ, thị xã Phú Thọ), với 142 dòng cây giống cao su. Sau 11 năm trồng thử nghiệm, hiện tại cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt. Đến nay đã tổ chức khai thác mủ; năng suất đạt 1,25 tấn mủ/ha, như vậy so với năng suất trồng cây cao su của cả nước là khá cao, (năng suất mủ cao su của cả nước, kể cả khu vực miền Nam là 1,3 tấn mủ/ha).

Hiện tại Viện Nghiên cứu Rau quả Phú Hộ đã xác định và dự kiến đưa 10 loại giống cây cao su có năng suất cao để phát triển ra diện rộng phù hợp với điều kiện của các tỉnh phía Bắc.

Nghiên cứu khả năng trồng cây cao su tại tỉnh Yên Bái:

Việc phát triển trồng rừng trong những năm vừa qua ở Yên Bái đã được tỉnh chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt, hàng năm trồng mới rừng từ 12.000 - 15.000 ha; tỉnh đã quan tâm chỉ đạo tập trung phát triển rừng sản xuất và rừng phòng hộ, nhất là vùng cao phía Tây của tỉnh. Đây là hướng phát triển đúng đắn và phù hợp với đặc thù Yên Bái là một tỉnh vùng cao phía Bắc. Tỉnh ủy đã hoàn thành một số nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội tại vùng cao như: Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây của tỉnh; Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội huyện Trạm Tấu giai đoạn 2006-2010 và chuẩn bị xây dựng Đề án về phát triển kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải. Song, để định hướng trồng cây công nghiệp gì phù hợp với điều kiện vùng núi cao; đặc biệt huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải là hai huyện có những nét đặc thù riêng do trình độ dân trí thấp, điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt là vấn đề tỉnh rất quan tâm chỉ đạo và nghiên cứu để có những giải pháp để người dân có thể sống bằng nghề trồng rừng.

Qua nghiên cứu và thăm quan thực tế một số địa điểm giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) như: Ma Lù Thàng, Hà Khẩu, Mường Khương, người dân Trung Quốc đã trồng cây cao su ở một số khu đồi núi có độ dốc khá cao (trên 400). Như vậy, trước mắt có thể nghiên cứu trồng thí điểm cây cao su tại một số huyện cả vùng cao và cả vùng thấp, vì cây cao su vốn là cây rễ cọc, có khả năng chống thoái hóa, xói mòn đất rất tốt và ít bị cháy, góp phần điều hòa khí hậu, nhất là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn.

Với điều kiện của vùng cao phía Tây của tỉnh có một số nét tương đồng với một số tỉnh phía Bắc (Hòa Bình, Lao Cai, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên…) đã thí điểm trồng cây cao su, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chương trình, dự án để nghiên cứu và đưa một số loại cây trồng thích hợp đối với vùng cao phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tạo nên những khu rừng phòng hộ để chống thoái hóa đất và phòng chống lũ, đồng thời có thể tạo được việc làm và thu nhập cho nhân dân vùng cao. Việc phát triển trồng cây cao su tại tỉnh Yên Bái có khả năng phù hợp, song để đảm bảo định hướng trồng cây cao su tại Yên Bái cần thí điểm trồng ở một số xã tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số huyện vùng thấp với việc nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật trồng, chăm sóc và các loại giống phù hợp với điều kiện khí hậu và thời tiết của từng địa phương.

Vũ Khánh - Hà Hóa

Các tin khác

YBĐT - Vụ xuân 2007, huyện Văn Yên được Trung tâm Giống cây trồng Yên Bái cung ứng 1000kg giống lúa lai Nghi Hương 2308 để đưa vào gieo cấy tại 21 xã. Đây là giống lúa lai 3 dòng thuộc nhóm lúa lai chất lượng cao, khả năng thích ứng rộng được sản xuất tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt, Tứ Xuyên (Trung Quốc), được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty TNHH dịch vụ nông nghiệp Trọng Tín (Sơn Tây), Ba Đình (Hà Nội).

Ảnh minh họa. (Thanh Chi)

YBĐT - Tôi có dịp trở lại Lâm Thượng, một trong những xã vùng cao của huyện Lục Yên (Yên Bái). Là xã vừa ra khỏi chương trình 135 của Chính phủ, nhưng việc phát triển kinh tế không bền vững, thiếu quy hoạch vùng sẽ là một trong những vấn đề đáng phải bàn của xã vùng cao này.

Nghề làm miến ở xã Giới Phiên (Trấn Yên). (Ảnh: Ngọc Đồng)

YBĐT - Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện Trấn Yên đã có sự chuyển dịch bước đầu từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún kém hiệu quả và sản xuất tự cấp tự túc là chính sang sản xuất hàng hoá bằng một số vùng sản xuất tập trung như: vùng tre măng Bát độ, vùng lúa chất lượng cao, vùng chè, vùng dâu tằm vv...

Nông dân xã Y Can tiêu thụ gỗ rừng trồng.

YBĐT - Y Can là xã vùng 2 của huyện Trấn Yên nhưng có tới 4 thôn bản đặc biệt khó khăn. Bà con nông dân ở đây đang vào vụ trồng rừng và tập trung chăm sóc lúa chiêm xuân. Bận rộn như vậy nhưng khi Đảng bộ triển khai cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì trên một trăm đảng viên ở 12 chi bộ thôn bản đều có mặt đông đủ. Nhiều đảng viên ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, được miễn sinh hoạt cũng nhờ con cháu đưa đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục