Vàng miếng SJC tăng hơn 2 triệu đồng/lượng so với đầu tháng

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/1/2024 | 2:29:45 PM

Giá vàng trong nước vừa trải qua tháng đầu tiên năm 2024 với diễn biến tăng - giảm đan xen, song đi lên chiếm ưu thế.

Giá vàng ít biến động.
Giá vàng ít biến động.

Ngày cuối cùng của tháng 1 (31-1), giá vàng miếng SJC gần như đứng yên. Lúc hơn 9h, Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 74,9 triệu đồng/lượng (mua vào) - 77,4 triệu đồng/lượng (bán ra), giữ nguyên so với cuối ngày 30-1.

Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng không thay đổi giá, để là 74,95 triệu đồng/lượng (mua vào) – 77,3 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng nhẫn nơi tăng 50.000 đồng/lượng mỗi chiều, nơi giữ nguyên, giao dịch ở mức 62,8-64,06 triệu đồng/lượng (mua vào) và 64,1-64,75 triệu đồng/lượng (bán ra).

Biên độ mua bán vàng nhẫn phổ biến là 1,1-1,3 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng là 2-2,5 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, sáng sớm nay giá vàng tăng nhẹ lên mức 2.037 USD/ounce trong bối cảnh giá đồng USD giảm. Tuy nhiên, đến gần 9h30 giá vàng giảm, giao dịch tại mức 2.034 USD/ounce, quy đổi thấp hơn giá vàng trong nước khoảng gần 17 triệu đồng.

Trong tháng đầu tiên của năm 2024, giá vàng trong nước diễn biến theo hướng tăng - giảm đan xen, trong đó đi lên chiếm ưu thế. Giá cao nhất được ghi nhận là 74,5 triệu đồng/lượng (mua vào) – 77,5 triệu đồng/lượng (bán ra) hôm 13-1, giá thấp nhất là 71 triệu đồng/lượng (mua vào) - 74 triệu đồng/lượng (bán ra) ngày 9-1.

Nhiều thời điểm, giá vàng miếng SJC không biến động dù giá kim loại quý thế giới biến động, bởi doanh nghiệp và người dân chờ đợi động thái can thiệp thị trường sau khi giá tăng vọt, lên trên mốc 80 triệu đồng/lượng và nới rộng khoảng cách với giá thế giới vào cuối năm 2023.

Giá vàng cuối tháng 1 tăng khoảng 2,2 triệu đồng/lượng so với cuối ngày 2-1.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Sản phẩm miến đao Quy Mông của Hợp tác xã Việt Hải Đăng, huyện Trấn Yên xuất sang thị trường Anh quốc.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ thị trường xuất khẩu (TTXK), mở rộng đầu ra cho nông sản đặc sản địa phương, thời gian qua, Yên Bái đã và đang tập trung xây dựng các vùng trồng đạt tiêu chuẩn chất lượng, có mã vùng trồng để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Các chuỗi liên kết và thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản chủ lực cũng được xây dựng để đảm bảo tiêu chuẩn “xuất ngoại”.

Người dân tham gia vệ sinh đường giao thông tại xã Nậm Khắt.

Yên Bái là điểm sáng của khu vực Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tiêu chí môi trường vẫn là tiêu chí khó thực hiện, nhất là đối với các địa phương vùng cao. Một trong những yếu tố quan trọng là vấn đề quản lý chất thải.

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình ông Nông Văn Nhì (người đứng bên trái), thôn Cây Tre, xã Xuân Lai có thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Năm 2023, toàn huyện có trên 7.000 hộ hội viên đăng ký và 6.525 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều hộ hội viên có thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng trở lên.

Mô hình nuôi dê của ông Mùa Nhà Chua, hội viên nông dân bản Màng Mù, xã Mồ Dề sử dụng vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả tốt.

Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên, nông dân (HVND) phát triển kinh tế. Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) là một trong những nguồn lực quan trọng, hỗ trợ hiệu quả người dân phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục