Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để nhập lậu lợn, bò

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/2/2024 | 9:34:14 AM

Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam dẫn tới tình trạng phát sinh dịch bệnh.

Ngành chăn nuôi heo trong nước đang chịu áp lực, rủi ro lớn từ tình trạng heo nhập lậu. Trong ảnh: Một trại nuôi heo tại Đồng Nai -
Ngành chăn nuôi heo trong nước đang chịu áp lực, rủi ro lớn từ tình trạng heo nhập lậu. Trong ảnh: Một trại nuôi heo tại Đồng Nai -

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31-1 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam.

Công điện gửi bộ trưởng các bộ gồm: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Thông tin - Truyền thông và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ban Chỉ đạo 389.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển... để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản vào Việt Nam.

Ngoài ra, chỉ đạo lực lượng liên quan tăng cường đấu tranh, ngăn chặn nhập lậu; thành lập đoàn kiểm tra, đôn đốc kiểm soát; tổ chức tuyên truyền cho người dân về tác hại của vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật...

"Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam dẫn tới tình trạng phát sinh dịch bệnh", công điện nhấn mạnh.

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy định về nhập khẩu để đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện cho nhập khẩu chính ngạch động vật, sản phẩm động vật...

Ngoài ra, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh... có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cần chỉ đạo lực lượng liên quan phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới...

Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc Ban chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Theo Thủ tướng, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, heo... qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp, đặc biệt là khu vực giáp biên giới với Campuchia và Lào, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ trưởng và trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng tại chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6-12-2023 và công điện số 871/CĐ-TTg ngày 29-9-2022 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, xử lý hành vi tiêu cực trong sản xuất, nhập khẩu, thông quan hàng hóa...

(Theo TTO)

Các tin khác
Giá vàng ít biến động.

Giá vàng trong nước vừa trải qua tháng đầu tiên năm 2024 với diễn biến tăng - giảm đan xen, song đi lên chiếm ưu thế.

Sản phẩm miến đao Quy Mông của Hợp tác xã Việt Hải Đăng, huyện Trấn Yên xuất sang thị trường Anh quốc.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ thị trường xuất khẩu (TTXK), mở rộng đầu ra cho nông sản đặc sản địa phương, thời gian qua, Yên Bái đã và đang tập trung xây dựng các vùng trồng đạt tiêu chuẩn chất lượng, có mã vùng trồng để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Các chuỗi liên kết và thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản chủ lực cũng được xây dựng để đảm bảo tiêu chuẩn “xuất ngoại”.

Người dân tham gia vệ sinh đường giao thông tại xã Nậm Khắt.

Yên Bái là điểm sáng của khu vực Tây Bắc về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tiêu chí môi trường vẫn là tiêu chí khó thực hiện, nhất là đối với các địa phương vùng cao. Một trong những yếu tố quan trọng là vấn đề quản lý chất thải.

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình ông Nông Văn Nhì (người đứng bên trái), thôn Cây Tre, xã Xuân Lai có thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.

Năm 2023, toàn huyện có trên 7.000 hộ hội viên đăng ký và 6.525 hộ đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều hộ hội viên có thu nhập từ 500 - 800 triệu đồng trở lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục