Chính thức: EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/3/2024 | 8:48:47 AM

Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh tối thiểu 3 tháng một lần.

Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 05/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thay thế Quyết định 24/2017. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5.

Quyết định mới nhất cho phép rút ngắn thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng. Song điều này không có nghĩa là cứ 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần

Theo quyết định, giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.

Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

Liên quan cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm, Quyết định nêu rõ: Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, Tập đoàn EVN có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5%, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát.

Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10%, Tập đoàn EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương.

Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra, rà soát và gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan. Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

(Theo Doanh nghiệp)

Các tin khác
Đại biểu thẩm trà tại Hội nghị xúc tiến thương mại.

Không những đáp ứng yêu cầu tại thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài, trong đó có cả những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Quan trọng hơn là, các sản phẩm OCOP của Yên Bái đều gia tăng giá trị, giúp chủ thể mở rộng quy mô sản xuất và tăng doanh thu, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư và xã hội.

Ký kết sửa đổi thỏa thuận liên ngành giữa Hội Nông dân tỉnh và Agribank Chi nhánh tỉnh Yên Bái.

Sáng 26/3, Hội nông dân tỉnh (HND) phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị sơ 4 năm thực hiện thỏa thuận liên ngành về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Nông dân xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải chăm sóc lúa xuân.

Vụ xuân 2024, huyện Mù Cang Chải gieo cấy 1.700 ha lúa. Trước tết, nhân dân đã cấy xong trên 60% diện tích, tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã khu 3, khu 4.

Người dân xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Bằng cách sử dụng linh hoạt các nguồn vốn đầu tư, khéo léo huy động sức người, sức của trong nhân dân, các xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả tích cực trong việc hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục