Chuyển động cụm công nghiệp Đầm Hồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau hơn 3 năm chính thức đi vào hoạt động, đến nay Cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng đã có 9 đơn vị thuê đất trên tổng diện tích đã quy hoạch 5,3 ha, có 7 đơn vị đã xây dựng xong nhà xưởng, lắp đặt trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng.

Công nhân Công ty TNHH Trường Phát sản xuất gạch
lát hè.
Công nhân Công ty TNHH Trường Phát sản xuất gạch lát hè.

Tuy diện tích, quy mô không lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ, song cách thức bố trí mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp khá hợp lý, xây dựng theo đúng kế hoạch, đảm bảo các thông số, chỉ giới, thiết kế kiến trúc đô thị. Các ngành nghề chủ yếu ở cụm công nghiệp này là sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lâm sản…

Nói về những chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất ông Nguyễn Trường Xuân - Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: "Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông trên trục đường Yên Bái - Văn Tiến, việc cấp điện 0,4 KV cho các cơ sở sản xuất được thành phố và Điện lực Yên Bái đáp ứng tốt và chu đáo, các đơn vị đầu tư vào sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi của tỉnh và thành phố, đặc biệt được hỗ trợ 50% tiền đền bù để san tạo mặt bằng". Do vậy trong một thời gian ngắn đã có nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội đến đầu tư như: Công ty Trần Hạnh chuyên sản xuất tấm lợp kim loại, Liên doanh sản xuất cao lanh của Viện Nghiên cứu sành sứ - thuỷ tinh Bộ Công nghiệp, Công ty cổ phần Tư vấn xây lắp công nghiệp và dân dụng Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đưa công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất với số vốn đầu tư hàng trăm triệu đồng, tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mẫu mã đa dạng. Công ty TNHH Trường Phát, chuyên sản xuất gạch lát nền.

Tuy mới đi vào hoạt động gần 3 năm nay nhưng sản phẩm của Công ty đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của khách hàng bằng giá thành và chất lượng sản phẩm, mặt hàng gạch lát hè đường của đơn vị được các tỉnh bạn sang đặt hàng với số lượng lớn. Doanh thu mỗi tháng hàng chục triệu đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho 32 lao động, thu nhập từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết: "Thời gian tới, đơn vị sẽ không ngừng củng cố sản xuất, đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động…". Bước đầu Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng đã tận dụng được lợi thế, từng bước phát huy hiệu quả. Năm 2006, giá trị sản xuất đạt hơn 3,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 200 lao động (trong đó hơn 70% là người địa phương) với mức thu nhập từ 700 nghìn đến 1,5 triệuđồng/người/tháng.

Tuy nhiên, Cụm công nghiệp vẫn còn một số khó khăn, mặt bằng sản xuất còn chật hẹp, công nghệ đầu tư vào sản xuất còn hạn chế, chưa thu hút được doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một số sản phẩm chưa thực sự phù hợp với người tiêu dùng. Thời gian tới, thành phố đang làm các thủ tục để mở rộng Cụm công nghiệp Đầm Hồng về phía xã Văn Phú huyện Trấn Yên với diện tích 23 ha để thu hút các nhà đầu tư lớn vào sản xuất.

Quang Thiều

Các tin khác
Trồng lạc ở Xuân Long.

YBĐT - Trước khi đến xã Xuân Long, huyện Yên Bình, tôi đã được nghe những người từng đến đây kể rằng, Xuân Long là xã vùng 135 nghèo và buồn lắm... tôi đã tưởng tượng ra một Xuân Long đìu hiu, xơ xác. Nhưng, đi rồi mới thấy, Xuân Long không như tôi tưởng tượng và có lẽ những điều mà mọi người kể đã trở thành quá khứ rồi!

YBĐT - Để mở rộng diện tích cây màu nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác theo chủ trương của UBND huyện, vụ xuân năm 2007, Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên phối hợp với Công ty Vạn Đạt, tỉnh Hải Dương, đưa vào trồng thử nghiệm gần 1 ha giống đậu đũa Đài Loan xuất khẩu ở các thôn: Đồng Đình, Phú Nhuận, Nước Mát xã Âu Lâu với trên 60 hộ dân tham gia.

YBĐT - Thành phố Yên Bái có 11 phường, xã, song chỉ 4 xã gồm Minh Bảo, Tân Thịnh, Tuy Lộc và Nam Cường được phép nuôi gia cầm và thủy cầm với tổng đàn lên tới trên 45.000 con.

Cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải hướng dẫn đồng bào Mông trồng và chăm sóc rừng.
(Ảnh: Thanh Sơn)

YBĐT - Trồng rừng kinh tế được bà con Mường Lò làm từ nhiều năm, song trồng một cách nghiêm túc thì mới hơn một năm nay. Một trong những mục tiêu được huyện Văn Chấn đánh giá là thành công nhất trong năm 2006 là trồng rừng kinh tế vùng ven lòng chảo Mường Lò.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục