Văn Chấn đạt 76,4% kế hoạch trồng rừng của năm

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.
Phát huy tiềm năng và lợi thế về đất rừng, hàng năm, UBND huyện Văn Chấn đã chỉ đạo nhân dân các xã, thị trấn tập trung trồng rừng theo hướng phát triển lâm nghiệp bền vững; vận động người dân chuyển đổi diện tích đất đồi trồng các loại cây ngắn ngày năng suất thấp, không hiệu quả sang trồng rừng sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.
Đến nay, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân đã mạnh dạn vay vốn đầu tư trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. Nhờ vậy, chỉ tiêu trồng rừng mới hàng năm của huyện đều đạt và vượt kế hoạch. 
Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng được 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch. Trong đó, công ty Lâm nghiệp Ngòi Lao trồng 56,8 ha keo, đạt 100% kế hoạch; trồng rừng theo Đề án tre Bát độ 93 ha, đạt 100% kế hoạch; người dân tự bỏ vốn trồng 2.220,4ha, chủ yếu là quế, bồ đề, keo, bạch đàn.... Nhiều xã trồng rừng vượt và đạt kế hoạch như: Thượng Bằng La, Cát Thịnh, Nậm Lành, An Lương, Sùng Đô...
Để hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2024, trong thời gian tới, UBND huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm tiếp tục phối hợp với UBND các xã, thị trấn tăng cường trồng rừng sản xuất theo phương châm: trồng hết diện tích, trồng phân tán kết hợp với trồng tập trung, trồng đảm bảo kỹ thuật, khai thác đến đâu, trồng mới đến đó; kết hợp trồng rừng với khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ rừng. 
Đồng thời, phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng quản lý rừng bền vững, trồng gỗ lớn; khuyến cáo người dân sử dụng nguồn giống có năng suất, chất lượng; khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển dần từ trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu nhỏ sang kinh doanh rừng trồng gỗ lớn có giá trị kinh tế cao hơn. 
Cùng với đó, huyện phối hợp mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc cây lâm nghiệp; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ rừng....
Được biết, cùng với trồng rừng, từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn đã phát hiện và xử 7 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (2 vụ cất giữ, tàng trữ, 2 vụ vận chuyển, 2 vụ mua bán và 1 vụ phát phá, lấn chiếm 1.900m2 đất rừng), tịch thu 1,009 m3 gỗ xe pơ mu nhóm IIa, 3,998m3 gỗ xẻ nhóm VI- VIII và 3.650 tấm ván lợp pơ mu; xử phạt hành chính nộp ngân sách Nhà nước gần 190 triệu đồng. 
Văn Tuấn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw