Phụ nữ thị xã Nghĩa Lộ giúp nhau phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/5/2024 | 7:45:29 AM

YênBái - Thời gian qua, thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XVI, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Nghĩa Lộ đã tập trung triển khai công tác xóa đói giảm nghèo (XĐGN), giúp nhau phát triển kinh tế.

Mô hình du lịch trải nghiệm của chị Đinh Thị Đương - chủ Homstay Mường Lò Famstay ở xã Phúc Sơn hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Trong ảnh: Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch và thị xã Nghĩa Lộ tham quan mô hình du lịch trải nghiệm của chị Đinh Thị Đương.
Mô hình du lịch trải nghiệm của chị Đinh Thị Đương - chủ Homstay Mường Lò Famstay ở xã Phúc Sơn hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Trong ảnh: Lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch và thị xã Nghĩa Lộ tham quan mô hình du lịch trải nghiệm của chị Đinh Thị Đương.

Chi hội Phụ nữ thôn Đêu, Hội LHPN xã Nghĩa An là đơn vị đi đầu trong công tác gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế XĐGN, góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc của hội viên và nhân dân. Để có kết quả này, Hội LHPN xã đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái như: kiến trúc văn hóa nhà sàn; sử dụng trang phục dân tộc khi tham gia các hoạt động của Hội, của địa phương; con em sử dụng trang phục dân tộc đi học vào  ngày thứ Hai đầu tuần; cô dâu, chú rể sử dụng trang phục dân tộc trong dịp cưới… 

Chị Hà Thị Chinh - Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Đêu 2 cho biết: "Từ việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương để phát triển mô hình du lịch cộng đồng, đến nay dịch vụ làm du lịch homestay đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao và đang phấn đấu đạt chuẩn 4 sao. Hàng năm địa phương đã được du khách trên mọi miền biết đến thông qua các loại hình du lịch, các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, hội thảo, trải nghiệm, khám phá…”. 

Thôn Đêu hiện có 3 hộ làm du lịch cộng đồng, liên kết với 22 công ty du lịch, lữ hành… đã đón 50.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến lưu trú, tham quan, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/người/tháng; doanh thu sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm đạt khoảng 500 triệu đồng. Ngoài ra, từ phát triển du lịch giúp những sản phẩm truyền thống và sản phẩm nông nghiệp tại địa phương trở thành hàng hóa, như: thịt hun khói các loại, đồ đan lát, thổ cẩm…

Hội LHPN xã Hạnh Sơn đã thực hiện hiệu quả mô hình "Tiết kiệm từ 5.000 - 10.000 đồng/hội viên/tháng gắn với hoạt động giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”. Chị Lò Thị Nhiên - Chủ tịch Hội LHPN xã Hạnh Sơn cho biết: "Những năm qua, Hội LHPN xã đã triển khai thực hiện mô hình đến 10/10 chi hội và lựa chọn Chi hội Bản Đường để xây dựng điểm. Theo đó, Chi hội Bản Đường đã tuyên truyền, vận động hội viên xây dựng được số quỹ 8 triệu đồng, giúp 3 hội viên vay phát triển kinh tế gia đình với lãi suất thấp. Thời gian vay là 2 năm, sau đó quay vòng đến các hội viên khác có nhu cầu. Đồng thời, hướng dẫn Chi hội mở sổ sách, theo dõi, quản lý số tiền tiết kiệm và tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm; tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình đến các chi hội khác”. 

Đến nay, Hội LHPN xã Hạnh Sơn có 523 hội viên sinh hoạt tại 10/10 chi hội đã và đang thực hiện mô hình với tổng số tiền 139 triệu đồng, giúp 52 hội viên vay vốn. Cùng với đó, đã có 4 chi hội thực hiện mô hình góp vốn quay vòng với tổng số tiền 45 triệu đồng… Từ mô hình này đã giúp các chi hội có thêm nguồn vốn giúp hội viên phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 6,9%. 

Bà Nguyễn Thị Lý - Chủ tịch Hội LHPN thị xã Nghĩa Lộ cho biết: "Thời gian qua, Hội LHPN thị xã đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Hội LHPN toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Hội LHPN tỉnh lần thứ XVI cũng như các chỉ tiêu, nhiệm vụ được Hội LHPN tỉnh và Thị ủy giao. Các cấp Hội đã cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ, chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương để triển khai thực hiện gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động…”.

Kết quả, các chỉ tiêu, nhiệm vụ giao, Hội LHPN thị xã đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Nổi bật như: công tác hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, Hội LHPN thị xã đã duy trì, quản lý sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả nguồn vốn tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã, qua đó hỗ trợ phát triển 22 mô hình sinh kế cho hộ hội viên phụ nữ nghèo; tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thành lập được 17 tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ và phát triển mới 6 mô hình phụ nữ phát triển kinh tế có thu nhập từ 200 triệu đồng/năm; giúp đỡ 52 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, 34 hộ hội viên thoát cận nghèo... 

 Cùng với công tác XĐGN, năm 2024, Hội LHPN thị xã Nghĩa Lộ tiếp tục đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền cho hội viên thông qua tổ chức các chương trình, hoạt động. Tiếp tục triển khai thực hiện Phong trào thi đua "Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” và "Xây dựng người phụ nữ Nghĩa Lộ - Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Trần Ngọc

Tags Phụ nữ Nghĩa Lộ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo xòe Thái

Các tin khác
Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới. Ảnh: Hoàng Giám

Nhiều chính sách liên quan kinh tế như quy định mới về quản lý seri tiền mới in; quy định mức hao hụt thóc, gạo dự trữ quốc gia; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân mới... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung

Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, GS.TS Andreas Stoffers - Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom (FNF) tại Việt Nam, khẳng định sự lành mạnh của tình hình tài chính Việt Nam đã hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong quý I. Xu hướng tích cực trong quý đầu tiên này có thể sẽ kéo dài đến hết năm 2024.

Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục