Hiệu quả từ nguồn vốn chính sách ở Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/6/2024 | 7:47:25 AM

YênBái - Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Chấn bình quân hàng năm đạt trên 13%. Toàn huyện có 4 tổ chức hội ủy thác, hơn 340 tổ vay vốn và tiết kiệm, với gần 11.760 lượt khách hàng, tổng dư nợ trên 706 tỷ đồng, tăng gần 110 tỷ đồng so với năm 2019.

Lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn kiểm tra, giám sát việc thực hiện vốn vay tại xã Thượng Bằng La.
Lãnh đạo Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn kiểm tra, giám sát việc thực hiện vốn vay tại xã Thượng Bằng La.


Là địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 65%. Ngoài các nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Văn Chấn đặc biệt quan tâm đến các hộ đồng bào DTTS được tiếp cận khoa học, kỹ thuật, nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH để phát triển kinh tế. Nhiều chính sách tín dụng cho vay đã được triển khai thực hiện như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển sản xuất, chuyển đổi nghề, tạo việc làm; trồng mới và chăm sóc rừng, chăn nuôi trâu, bò, gia súc, gia cầm… đã mang lại hiệu quả khả quan trong công tác giảm nghèo ở địa phương. 

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cũng đã phối hợp tốt với Phòng Dân tộc huyện, tham mưu giúp UBND huyện kịp thời triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ DTTS; hướng dẫn, phối hợp với UBND các xã rà soát các hộ DTTS đặc biệt khó khăn đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn để bình xét, lập danh sách đề nghị UBND huyện phê duyệt làm căn cứ cho NHCSXH tiến hành giải ngân cho vay kịp thời. Thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu, nghèo, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội với chủ trương "không để ai bị bỏ lại phía sau”…
 
Ông Nguyễn Minh Thành - Phó Giám đốc NHCSXH huyện Văn Chấn cho biết: thông qua các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã với đội ngũ tổ trưởng các tổ tiết kiệm vay vốn tại 213/213 thôn, tổ dân phố đã hỗ trợ tích cực người dân trong triển khai các chương trình vay vốn, tiếp cận nhanh hơn với nguồn vốn chính sách. Qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện vốn vay, các hộ được vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả, chưa có trường hợp nào phải thu hồi vốn vay trước thời hạn do sử dụng sai mục đích, sai đối tượng; các hộ dân đã mua hàng nghìn con trâu, bò sinh sản; trồng và chăm sóc hàng chục nghìn héc-ta rừng, cây ăn quả, cây chè; mua máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và xuất khẩu lao động... đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xóa đói giảm nghèo. 

Ông Hà Văn Báo, thôn Vực Tuần, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn chia sẻ: Nhờ có nguồn vốn vay của NHCSXH, năm 2022 gia đình ông đã thoát nghèo và trở thành hộ khá, giàu trong thôn. Hiện nay, gia đình ông có 4,5 ha quế bắt đầu cho thu hoạch, có 1 máy cày và chăn nuôi lợn, gà cho thu nhập hằng năm đạt từ 250 triệu đồng trở lên.

Để tiếp tục phát huy nguồn vốn chính sách, trong thời gian tới, NHCSXH huyện tiếp tục tham mưu giúp UBND huyện triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác ủy thác. Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở mà trực tiếp là chủ tịch UBND xã, thị trấn trong việc quản lý và đầu tư vốn tín dụng chính sách; cho vay phải bảo đảm đúng đối tượng thụ hưởng và phải phối hợp kiểm tra cụ thể tới hộ vay vốn trước, sau khi giải ngân; kiểm soát hiệu quả sau khi cho vay bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng. Tiếp tục phối hợp tổ chức có hiệu quả các phiên giao dịch lưu động tại cơ sở để phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận vay vốn, trả nợ, thu lãi, tiếp cận dịch vụ ngân hàng và các thông tin… được thuận tiện, tiết giảm chi phí, thực hiện công khai, dân chủ tại cơ sở.

Giai đoạn 2019 - 2023, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Chấn đã giải ngân cho 17.176 lượt, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách với tổng số tiền cho vay là gần 854,5 tỷ đồng; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến hết tháng 3/2024 đạt 706 tỷ đồng/11.760 lượt hộ vay vốn; trong đó, cho vay vùng DTTS và miền núi theo Nghị định 28 của Thủ tướng Chính phủ là 95 hộ; vốn vay đạt trên 4,7 tỷ đồng; chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 2085 của Thủ tướng Chính phủ là 136 hộ, vốn vay đạt trên 4,3 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo trên 3.571 hộ với số tiền dư nợ  trên 235,7 tỷ đồng, vốn vay bình quân 60 triệu đồng/hộ và các chương trình tín dụng chính sách khác.

Mạnh Cường

Tags Văn Chấn vốn chính sách Ngân hàng Chính sách xã hội hộ nghèo giảm nghèo

Các tin khác
Thủ tướng trực tiếp thị sát công trường thi công đường dây 500kV Quảng Trạch - Phố Nối

Thủ tướng bày tỏ tin tưởng các đơn vị, cán bộ kỹ sư, công nhân lao động tập trung cao độ thi công với quyết tâm cao nhất hoàn thành tiến độ đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Bến xe khách Yên Bái luôn trong cảnh đìu hiu vắng khách.

Kinh doanh vận tải hành khách là một nghề có sự cạnh tranh cao, nhiều rủi ro, đầu tư lớn; tuy vậy, ngành nghề này cũng đã mang lại cơ hội cho không ít người chịu được áp lực, dám đầu tư lớn. Là tỉnh miền núi, kinh tế còn khó khăn, dân số ít, nhưng Yên Bái cũng là tỉnh có số phương tiện tham gia kinh doanh vận tải khách tương đối lớn, chất lượng phương tiện khá sang trọng… Tuy nhiên sau thời kỳ hoàng kim, lĩnh vực kinh doanh vân tải khách đang đối mặt với muôn vàn khó khăn...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyện thăm mô hình nuôi dê của gia đình anh chị  Lê Văn Toàn và Phạm Hồng Nghĩa - thôn Đa Cốc, xã Vĩnh Kiên.

Với đặc tính khá dễ nuôi, sức đề kháng tốt, chi phí đầu tư thấp do nguồn thức ăn dễ tìm kiếm, dê đã được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Yên Bình chọn nuôi chuyển đổi, thay vì nuôi trâu, bò, lợn. Hướng đi này đang cho thấy phù hợp với địa phương nhiều diện tích đất rừng trồng, đảo hồ và đồi núi đá.

Vàng nhẫn giảm thấp nhất trong hơn 2 tháng qua.

Ở phiên giao dịch hôm qua (8/6), trong khi vàng miếng SJC được các nhà vàng tiếp tục giữ nguyên giá niêm yết thì vàng nhẫn lại được điều chỉnh giảm tới cả triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục