Ngày mới ở Tân Phượng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 14/6/2024 | 2:03:49 PM

YênBái - Anh bạn ở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho chúng tôi biết, trong 8 xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm nay thì Tân Phượng là một trong những địa phương thể hiện sự quyết tâm và khát vọng nhất.

Trung tâm xã Tân Phượng hôm nay.
Trung tâm xã Tân Phượng hôm nay.

Khác với những lần trước đến Tân Phượng, lần này chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi cảnh sắc nơi đây đổi thay đến ngỡ ngàng. Trên hai dãy núi Pù Mu Đoỏng và Pù Tham Thấu xanh thẳm cây rừng, dưới chân núi là những con đường bê tông uốn lượn về các thôn. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên Trần Quốc Tuấn cho biết, trong năm 2024, Tân Phượng sẽ phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, sớm hơn kế hoạch đã đề ra.

Thấy chúng tôi trầm trồ về những cánh rừng xanh ngát trên núi Tông Lâm - Tham Luông, Pù Mu Đoỏng, những cánh rừng trồng ở các thôn Bó Mi, Khe Bín, Khiểng Khun…, Chủ tịch UBND xã Tân Phượng Nông Thanh Tuấn và Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Tiến Tiên cho biết: Nhiều năm qua, công tác quản lý và bảo vệ rừng luôn địa phương quan tâm. Rừng được giao cho 5/5 ban quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn, do đó, người dân đã có ý thức trách nhiệm quản lý, bảo vệ. Riêng năm 2023 vừa qua, Tân Phượng đã khai thác trên 3 ngàn m3 gỗ rừng trồng, đạt 102 % kế hoạch; trên 1,6 ngàn tấn tre, nứa, vầu, đạt 101,5% kế hoạch.

Tân Phượng là một xã vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của huyện Lục Yên, có diện tích tự nhiên 45,7 km², cách trung tâm huyện lỵ 32 km. Địa hình hiểm trở, phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, khe sâu nên Tân Phượng luôn là một trong những địa phương đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên. Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, trên cơ sở vận dụng sáng tạo vào tình hình cụ thể ở địa phương, đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, Đảng bộ và chính quyền Tân Phượng đã xây dựng nhiều nghị quyết sát hợp lòng dân, khai thác tiềm năng thiên nhiên, con người để phát triển.

Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, từ một xã người dân chủ yếu phát nương rẫy trồng lúa nương, lúa ruộng chỉ có 38 ha gieo cấy 1 vụ năng suất thấp, đến nay, Tân Phượng đã có trên 100 ha gieo cấy lúa cả năm, 116 ha ngô; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt gần 1 ngàn tấn.


Mô hình nuôi cá tầm ở thôn Khe Bín bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.  

Ngoài mở rộng diện tích, nâng cao năng suất cây lúa, ngô, người dân Tân Phượng hàng năm còn trồng trên 35,8 ha sắn, gần 6 ha khoai lang, trên 22 ha rau, đậu các loại. Đặc biệt trên địa bàn xã còn xuất hiện các mô hình chăn nuôi giống mới bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, như nuôi dúi, nuôi cá tầm…

Trên đường tới thăm mô hình nuôi cá tầm dưới chân núi Pù Tham Thấu tại thôn Khe Bín, Chủ tịch UBND xã Nông Thanh Tuấn khẳng định, với khát vọng vươn lên xóa đói giảm nghèo, nhiều người dân Tân Phượng đã mạnh dạn đầu tư tìm hướng đi mới, táo bạo trong phát triển kinh tế hộ như 3 anh em Triệu Tiến Long, Triệu Văn Minh và Triệu Văn Long.

Trong câu chuyện phát triển kinh tế với mô hình nuôi cá tầm, sau nhiều năm làm nhiều nghề ở nhiều địa phương, Triệu Tiến Long - sinh năm 1981, đã quyết định thành lập Tổ hợp tác nuôi cá tầm tại thôn Khe Bín. Long chia sẻ: Trong quá trình đi làm thuê, rồi tìm hiểu qua bạn bè, tôi thấy nuôi cá tầm không quá khó vả lại điều kiện về nguồn nước tại quê nhà hoàn toàn phù hợp với cá tầm, nên sau khi biết được những kiến thức cơ bản về con cá tầm, tôi với anh Triệu Văn Minh và Triệu Văn Long đã quyết định đầu tư trang trại nuôi cá tại thôn Khe Bín.

Sau gần 2 năm nghiên cứu thiết kế đường nước, ao nuôi, sử dụng các nguồn vốn vay hiệu quả, đến nay, Tổ hợp tác đã có 3 ao, mỗi ao rộng khoảng 70 m2. Lứa cá đầu tiên đã được xuất bán với số tiền thu về trên 300 triệu đồng. Trong ao vẫn còn khoảng 2.000 con với trọng lượng từ 1,6 - 1,7 kg/con. Anh Triệu Văn Minh cho biết thêm: Sau 2 năm thử nghiệm, tôi thấy cá tầm hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Tân Phượng bởi nơi đây có nguồn nước lạnh rất sạch và dồi dào, chảy ra từ núi đá vôi. Mong rằng người dân trong xã sẽ lựa chọn nuôi cá tầm để phát triển kinh tế hộ bởi thị trường tiêu thụ của cá tầm rất lớn.

Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, liên tục, lâu dài theo hướng bền vững với sự tham gia tích cực của người dân, đến nay, Tân Phượng đang duy trì 10 tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời quyết tâm hoàn thành các tiêu chí còn lại vào cuối năm nay.


Người dân thôn Lũng Cọ tham gia tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn.

Thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn lực, 100% đường trục xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm, 86,41% đường đường thôn, bản và đường liên thôn, bản được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. 

"Để đến hết năm 2024, xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông, Tân Phượng đã đăng ký và huy động nguồn lực đối ứng, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để hoàn thành mở rộng nền đường, nâng cấp mặt đường trục xã với chiều 4 km; cứng hóa 2,9 km đường trục thôn, trong đó, thôn Lũng Cọ 1 km, thôn Bó Mi 0,4 km, thôn Khe Bín 1,5 km; cứng hóa 5,25 km đường ngõ xóm, trong đó nhiều nhất là thôn Khe Pháo 2,2 km, thôn Khiểng Khun 1,5 km…” - Chủ tịch UBND xã Nông Thanh Tuấn thống kê chi tiết từng con số.

Song song với phát triển kinh tế, Tân Phượng còn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội. Hiện nay, Tân Phượng đã có 71,2% lao động qua đào tạo, có 12.34 lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; 100% dân số tham gia bảo hiểm y tế, 68% dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử; 5/5 thôn được công nhận thôn văn hóa, 88,84% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa; tỷ lệ học sinh các cấp chuyển cấp đạt 100%, chuyển lớp đạt 98,9 %;…

Là nơi đồng bào Dao chiếm đa số, Tân Phượng đã thành lập và duy trì hoạt động đội văn nghệ quần chúng mang đậm bản sắc văn hóa Dao phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các thôn có hoạt động du lịch cộng đồng.

Chị Hoàng Thị Son - cán bộ văn hóa xã Tân Phượng cho biết: "Chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 đã giúp 9 đội văn nghệ của xã Tân Phượng có điều kiện tốt hơn để hoạt động. Đặc biệt là  đội văn nghệ của thôn Bó Mi, sau khi được hỗ trợ 60 triệu đồng đã giúp các thành viên có điều kiện mua sắm trang phục truyền thống của người Dao đỏ, duy trì hoạt động 2 buổi/tuần. Giờ đây, đội văn nghệ của thôn Bó Mi đã là đội nòng cốt, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động du lịch trên địa bàn cũng như các sự kiện văn hóa trên địa bàn xã Tân Phượng…”.  

Không chỉ có thế, những năm gần đây, người dân và du khách còn biết đến một Tân Phượng bản sắc qua nhiều lễ hội thể hiện nét văn hóa đặc sắc riêng có của người Dao như: lễ cấp sắc, lễ nhảy lửa; Ngày hội văn hóa dân tộc Dao với các hoạt động hấp dẫn, thu hút như: thi thêu thùa trang phục dân tộc Dao, tái hiện lễ đón dâu trong đám cưới người Dao... 

Tân Phượng đã thực sự đổi thay. Không còn tập quán canh tác lạc hậu "nhìn quả ớt chín đỏ trong vườn là đến mùa tra lúa nương, quả dâu da rừng chín báo hiệu sang thu vào vụ gieo trồng ngô đông” mà tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng cây trồng; chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa; phát huy nội lực xây dựng cơ sở hạ tầng... Tân Phượng đang nỗ lực biến khát vọng phát triển thành hiện thực, tạo nên cuộc sống mới no ấm và tràn đầy hạnh phúc.

Thành Trung

Tags Tân Phượng Lục Yên nông thôn mới Bó Mi Khe Bín Khiểng Khun giao thông

Các tin khác
Có sức sống mãnh liệt, tôm hùm đất được ví là

Tôm hùm đất - sinh vật ngoại lai từ Trung Quốc - đang đổ bộ chợ Việt. Loại tôm này được xem là "thủy quái" đáng sợ với ngành nông nghiệp. Nhiều nước đã hối hận, trả giá đắt khi đưa con tôm này về nuôi.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái.

Ngày 13/6, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ chủ trì Hội nghị trực tuyến với các địa phương về việc tham gia vào xây dựng các nghị định quy định chi tiết một số điều luật của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà ở chung cư; chi tiết một số điều của nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; chi tiết một số điều của Luật. Chủ trì tại điểm cầu tỉnh Yên Bái có lãnh đạo Sở Xây dựng và một số sở, ngành liên quan.

Giá xăng tăng.

Từ 15h hôm nay (13/6), giá bán lẻ các loại xăng tăng từ 169-258 đồng/lít, trong khi đó giá các loại dầu tăng giảm đan xen.

Cơ quan chức năng xử lý đàn lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến nay, cả nước có 196 ổ dịch bệnh tả lợn châu Phi, thuộc 59 huyện của 18 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Số lợn mắc bệnh là 10.544 con, số lợn chết và tiêu hủy là 10.612 con. Bệnh dịch đang có diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhất là ở các tỉnh phía Bắc như: Lạng Sơn, Bắc Kạn, Quảng Ninh…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục