Nông dân Yên Bái đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/6/2024 | 2:52:44 PM

YênBái - “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là một trong những phong trào lớn của Hội Nông dân (HND) tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, nhiều hộ hội viên (HV) đã đưa các cây con mới vào phát triển kinh tế hộtạo ra nhiều mô hình cho thu nhập cao, góp phần đẩy mạnh phong trào, cổ vũ hội viên nông dân (HVND) vươn lên thi đua lao động sản xuất, từng bước thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh.

Là hộ tiêu biểu mạnh dạn, đi đầu đưa các cây, con giống mới vào phát triển kinh tế, chị Kiều Thị Huyền, thôn Thiên Bữu, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn hiện có 18 ha tre măng Bát độ từ 1 - 4 năm tuổi. 

Phát huy lợi thế của địa phương, nhiều hộ HVND huyện Văn Chấn đã tích cực đưa các cây, con có giá trị kinh tế cao vào các mô hình phát triển kinh tế của gia đình như mô hình trồng cây ăn quả có múi, tre măng Bát độ, quế, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Toàn huyện có trên 6.600 hộ HV đăng kí tham gia phong trào "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” năm 2024. 

Để thúc đẩy phong trào, hỗ trợ HV phát triển kinh tế, từ đầu năm 2024, đến nay, HND huyện Văn Chấn đã phối hợp với Ban điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân HND tỉnh thẩm định Dự án "Trồng và chăm sóc rừng kinh tế” tại thôn Thanh Tú và thôn Lường, xã Đại Lịch với số tiền 500 triệu đồng cho 10 hộ vay. Hội cũng tiếp tục điều hành và quản lý chặt chẽ nguồn vốn vay từ các ngân hàng đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả với tổng dư nợ trên 260 tỷ đồng cho gần 3.600 hộ HVND vay vốn để đầu tư vào phát triển các mô hình.

Cùng với các hộ HVND huyện Văn Chấn, ở xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên cũng có nhiều hội viên thu nhập khá từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt. Điển hình là hộ anh Mai Văn Tình ở thôn Khang Chính. Năm 2006, gia đình anh Tình bắt tay vào cải tạo 4 sào ruộng kém hiệu quả thành ao nuôi cá rô phi đơn tính, cá chép, cá trắm cỏ. Cùng đó, anh cũng tích cực tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi để áp dụng vào chăm sóc đàn cá và ba ba gai của gia đình. Chỉ tính riêng năm 2023, gia đình Tình anh thu được gần 300 triệu đồng từ bán ba ba gai thương phẩm, ba ba giống và cá các loại. 


Mô hình nuôi lợn nái lợn thịt của gia đình anh Nguyễn Văn Tươm, thôn Yên Định, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên đem lại thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tươm tại thôn Yên Định, xã Hưng Thịnh lại chọn chăn nuôi lợn để phát triển kinh tế, đến nay đã trên chục năm. Việc HND xã hỗ trợ nguồn vốn vay và thành lập Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi lợn đã giúp những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như anh Tương có vốn để tăng đàn và đảm bảo đầu ra. Từ vài con/lứa ban đầu đến nay anh Tương đã tăng đàn lên 200 con lợn thịt/năm và 30 con lợn nái, đem lại thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.

Thời gian qua, để hỗ trợ HVND phát triển kinh tế, HND tỉnh đã tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành hiện thực hóa các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vận dụng các cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực, Hội đã hỗ trợ ND về vốn, giống, khoa học kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Vì vậy, năm 2023, toàn tỉnh đã có 44.250 hộ đạt danh hiệu hộ SXKDG các cấp, 48 mô hình SXKD hiệu quả, 33 câu lạc bộ SXKDG góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngay từ đầu năm 2024, trên 73 nghìn hộ đã đăng kí tham gia phong trào này.

Bà Nguyễn Phương Đông - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết:  Từ phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, nhiều hộ hội viên trong toàn tỉnh đã đưa các cây con mới vào phát triển kinh tế hộ như: mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu; nuôi cá bỗng xã Khánh Thiện; trồng tre Bát độ xã Thượng Bằng La; nuôi ba ba gai ở xã Hưng Thịnh, Trấn Yên…Việc triển khai các mô hình đã giúp các hộ hội viên có thêm nhập, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống.

Để đẩy mạnh phong trào và hỗ trợ hội viên, năm 2024, HND tỉnh cũng tiếp tục thành lập mới 5 hợp tác xã, 23 tổ hợp tác, xây dựng mới 14 mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả gắn với tổ hợp tác, hợp tác xã và Quỹ Hỗ trợ nông dân. Đồng thời duy trì hoạt động 54 hợp tác xã, 538 tổ hợp tác; tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho nông dân khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và tạo nguồn vốn vay cho hội viên.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024 từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân các cấp, Hội Nông dân tỉnh đã giải ngân 6 dự án, với số tiền 3,5 tỷ đồng; phối hợp với các ngân hàng nhận ủy thác trên 2.421 tỷ đồng cho 31.837 hộ vay phát triển các mô hình kinh tế.

Thời gian tới, Hội Nông dân tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, HND tỉnh sẽ tập trung vào việc hỗ trợ, hướng dẫn HVND phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các mô hình kinh tế hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn, tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để nâng cao thu nhập cho nông dân và đóng góp  tích cực trong xây dựng nông thôn mới.  

Minh Huyền - Mạnh Cường

Tags Nông dân Yên Bái thi đua sản xuất kinh doanh giỏi hội viên

Các tin khác

Tín hiệu vui cho ngành chăn nuôi là đến nay, tổng đàn gia súc chính cơ bản đạt kế hoạch năm và tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng vượt so với cùng kỳ. Cùng với đó, giá lợn hơi tăng cao đem lại lợi nhuận, niềm vui cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay một số địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và sản lượng nên các hộ chăn nuôi vẫn trong tâm trạng dè dặt.

Trong quý III và IV năm 2024 tại nhiều tỉnh, thành phố có nguy cơ tái diễn tình trạng ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm.

Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong thời gian tới, ít nhất 36 địa phương trên cả nước có nguy cơ ùn tắc đăng kiểm.

Đến hết năm 2025 vẫn duy trì mô hình Công ty mẹ - VNR do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. (Ảnh minh hoạ)

Đến năm 2025 vẫn duy trì mô hình Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thành lập Trung tâm Nghiên cứu - ứng dụng và phát triển Đường sắt.

Nữ dân quân Hoàng Thị Hồng Thương (thứ 2 bên phải) chia sẻ kinh nghiệm giới thiệu sản phẩm bưởi trên các sàn thương mại điện tử cho dân quân tự vệ của xã Đại Minh.

Trong phát triển kinh tế hộ gia đình, những chiến sĩ "sao vuông” huyện Yên Bình thực sự là những cá nhân tiêu biểu, đại diện cho cách làm mới, sáng tạo của lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) của huyện trong thời kỳ đổi mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục