Điểm tựa cho kinh tế hộ

  • Cập nhật: Thứ ba, 26/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngồi giữa ngôi nhà khang trang, to đẹp được dùng là trụ sở chính, ông Đỗ Kim Can bồi hồi nhớ lại quá trình ra đời và phát triển của Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) do ông làm chủ nhiệm.

Tháng 8 năm 1998 giữa lúc hàng loạt các quỹ tín dụng đổ vỡ, nhưng nhu cầu vay tiền trong dân lại rất cao, trong khi tình trạng cho vay nặng lãi ở địa phương là rất phổ biến,  mấy anh cán bộ nghỉ chế độ tụ họp nhau lại bàn phương án thành lập quỹ tín dụng. “Mình thiếu trình độ, thiếu vốn; không trụ sở, không trang thiết bị nhưng mình lại có lòng nhiệt tình. Mục đích chính chỉ là ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi, giải quyết nhu cầu thiếu vốn, nhất là nhu cầu chi dùng đột suất trong dân... Vậy nên, khi thành lập chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình giúp đỡ của chính quyền và ngành ngân hàng”. Và đúng như  tâm nguyện của những sáng lập viên, Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Cổ Phúc ra đời và ngày càng phát triển trở thành kênh tín dụng quan trọng để người dân gửi những đồng tiền nhàn rỗi cho an toàn và sinh lời, để xã viên có chỗ vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm cho con em, cải thiện cuộc sống gia đình và những trường hợp đột xuất có nơi để vay tiền về chi dùng mà không phải chịu mức lãi suất “cắt cổ” từ những người cho vay nặng lãi.

Theo số liệu thống kê, sau gần 10 năm hoạt động từ chỗ chỉ có 58 thành viên ban đầu đến nay đã kết nạp được 897 thành viên, chiếm 58 số hộ dân trên địa bàn; tổng nguồn vốn từ 32 triệu đến nay đạt 8,5 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ 476 triệu, vốn huy động dân cư là 7,5 tỷ; dư nợ cho vay thành viên từ 220 triệu, đến nay là 7,1 tỷ đồng. Hàng năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, Quỹ tín dụng Cổ phúc chia cổ tức cho xã viên từ 0,6% năm 1999 và năm 2006 là 1,27%/tháng và Quỹ đã có số lãi hàng năm gần 200 triệu đồng. Hoạt động có hiệu quả, Quỹ tín dụng nhân dân Cổ Phúc đã mua được 157 m2 đất và xây được trụ sở rộng 218 m2 cùng đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo việc quản lý, giao dịch một cách an toàn, thuận lợi và văn minh. Sẵn có nguồn vốn lớn, hàng năm Quỹ tín dụng Cổ Phúc cho vay hơn 3000 lượt hộ với doanh số từ 18 đến 20 tỷ đồng với cơ cấu cho vay: sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 31,2%.

Các hộ đã mua 30 trâu cày kéo, nhiều trâu bò hàng hoá, hàng nghìn lợn giống, cải tạo ao thả cá và xây dựng chuồng trại. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 58,8%, các hộ đã mua 7 xe ô tô, 12 xe công nông, 1 máy cày, 3 máy trộn bê tông, hàng trăm xe máy và xây dựng nhiều nhà cửa, xưởng sản xuất. Vốn vay đời sống chiếm tỷ lệ 10% và phục vụ nhu cầu chi tiêu đột xuất. Từ những thành tích đã đạt được, Quỹ tín dụng nhân dân Cổ Phúc được công nhận là đơn vị điển hình tiên tiến của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Yên Bái, của Liên minh HTX Yên Bái; được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành và đặc biệt là tạo được điểm tựa thực sự cho kinh tế hộ phát triển, tạo được niềm tin trong vùng, để người dân tìm đến mỗi khi có đồng vốn nhàn rỗi, thành viên tìm đến mỗi khi có nhu cầu về vốn... góp phần giảm hẳn tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực thị trấn Cổ Phúc.

Mười năm chưa phải là dài nhưng Quỹ tín dụng đã có những bước tiến lớn. Ông Can, bà Tỏ, ông Thanh... những người gắn bó với Quỹ từ ngày thành lập đến nay có quyền tự hào và hiểu rằng đội ngũ cán bộ phải được rèn luyện về phẩm chất đạo đức, có năng lực quản trị, điều hành trung thực, làm ăn có kế hoạch; hoạt động của Quỹ phải đảm bảo nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và hoạt động của quỹ phải tranh thủ sự hướng dẫn giúp đỡ của ngành Ngân hàng, gắn hoạt động của mình với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Lê Phiên

Các tin khác

YBĐT - Để giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, vừa qua, Chi cục Thuế thành phố Yên Bái đã tổ chức đối thoại trực tiếp với 70 doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Phát triển diện tích cây ăn quả ở Văn Chấn cho người dân thu nhập cao và ổn định.

YBĐT - Là một tỉnh miền núi có điểm xuất phát sản xuất nông-lâm nghiệp lạc hậu song dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, bà con nông dân sản xuất nông - lâm nghiệp đã tạo ra bước đột phá mới.

Lực lượng QLTT phát hiện, kiểm tra một xe ô tô chở hàng vải lậu.

YBĐT - Yên Bái là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng, cửa ngõ của miền Tây Bắc, hệ thống đường sắt, đường bộ, đường thủy nối liền với tỉnh biên giới Lào Cai và các tỉnh lân cận. Những yếu tố đó rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển thương mại, song tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm và gian lận thương mại cũng diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trước đòi hỏi của thực tế, Đội Quản lý thị trường cơ động tỉnh Yên Bái đã hoạt động khá hiệu quả, góp phần quan trọng ổn định thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn.

Công nhân nhà máy chế biến CaCO3 thuộc HTX khai thác vận chuyển đá Mông Sơn đẩy nhanh tiến độ sản xuất đáp ứng nhu cầu khách hàng.

YBĐT - Tỉnh uỷ vừa tổ chức hội nghị đánh giá các nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX về phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001- 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục