Nợ thuế tiếp tục tăng, Tổng cục Thuế yêu cầu kiên quyết cưỡng chế

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/10/2024 | 2:40:01 PM

Tổng cục Thuế yêu cầu các đơn vị kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế để đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu thu nợ và hạn chế phát sinh thêm nợ mới.

Nợ thuế vẫn tiếp tục gia tăng
Nợ thuế vẫn tiếp tục gia tăng

Nợ thuế vẫn có xu hướng tăng

Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, tính đến cuối tháng 8/2024, toàn ngành thu được 53.771 tỷ đồng nợ thuế, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2023 thực hiện. Trong đó: thu bằng biện pháp quản lý nợ được 50.458 tỷ đồng; thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ được 3.313 tỷ đồng.

Có 41/63 địa phương có số thu nợ 8 tháng tăng so với cùng kỳ, trong đó có 17 địa phương tăng trên 50%; tỷ lệ tổng nợ thuế trên tổng dự toán thu năm 2024 tính đến 31/8/2024 ước đạt 14,3%, trong đó tỷ lệ tiền thuế nợ có khả năng thu trên tổng dự toán thu năm 2024 là 10,4%.

Tính đến thời điểm 31/8/2024, tổng nợ thuế toàn ngành quản lý tăng 21,1% so với thời điểm cuối năm 2023 và tăng 23,6% so với cùng kỳ thực hiện.

Trước tình hình nợ thuế trên cả nước còn ở mức cao, Tổng cục Thuế vừa tiếp tục có văn bản yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phân công, giao nhiệm vụ và gắn trách nhiệm thu hồi nợ thuế, xử lý nợ đọng thuế cho từng lãnh đạo cục thuế, lãnh đạo các phòng, chi cục thuế và từng công chức quản lý.

Đồng thời, tổ chức giám sát, kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế để đảm bảo việc thực hiện các chỉ tiêu thu nợ và hạn chế phát sinh thêm nợ mới; theo dõi, hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản nợ của NNT vào ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS), tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện điện tử hóa công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Tổng cục Thuế chỉ đạo, đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ dưới 90 ngày, bộ phận thanh tra, kiểm tra chịu trách nhiệm kiểm soát dữ liệu và đôn đốc nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước (NSNN), hạn chế các khoản nợ dây dưa, kéo dài.

Đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ quá 60 ngày, công chức thuế phải thường xuyên liên hệ để nhắc nhở về việc nộp tiền thuế nợ và thông báo về việc sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi có khoản nợ quá 90 ngày.

Trường hợp quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà người nộp thuế chưa nộp, hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào NSNN thì tiếp tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, đúng quy định; xem xét áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế theo đúng quy định để tăng cường hiệu quả thu hồi nợ. Thực hiện ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế trên TMS để tiến tới tự động hóa công tác cưỡng chế nợ thuế trên toàn địa bàn.

Tiếp tục áp dụng tạm hoãn xuất cảnh để thu hồi nợ thuế

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng yêu cầu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh theo quy định đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ quá hạn thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đặc biệt là các trường hợp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Cơ quan thuế cần ban hành thông báo tạm hoãn xuất cảnh trên ứng dụng TMS để đảm bảo việc tra cứu được dữ liệu tạm hoãn xuất cảnh trên website của ngành Thuế và trên các ứng dụng eTax, eTax Mobile.

Liên quan đến biện pháp này, theo Tổng cục Thuế, tính đến ngày 14/8/2024, cơ quan thuế đã thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 17.952 trường hợp, với số tiền thuế nợ là 30.388 tỷ đồng, trong đó có 10.829 người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, với số tiền thuế nợ là 6.894 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đã thu được 1.341 tỷ đồng của 2.116 người nộp thuế đang bị tạm hoãn xuất cảnh. Đáng chú ý, đã thu được nợ thuế của 650 người nộp thuế đang bỏ địa chỉ kinh doanh, với số tiền thuế nợ là 46,7 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, biện pháp cưỡng chế thuế bằng tạm hoãn xuất cảnh là quy định của pháp luật trong Luật quản lý thuế, là biện pháp Nhà nước trang bị và yêu cầu cơ quan thuế thực hiện để đảm bảo các khoản thu ngân sách.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, đối với các trường hợp nợ thuế, tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan thuế sẽ cân nhắc các biện pháp cưỡng chế phù hợp. Trong đó, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh chỉ áp dụng đối với người nộp thuế đang bị cưỡng chế nợ thuế.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Thường trực Chính phủ yêu cầu xây dựng gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để người dân khôi phục sản xuất sau bão lũ.

Thường trực Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão lũ.

Ngành Đường sắt hoàn trả tiền vé bảo lưu trong giai đoạn COVID-19.

Trong giai đoạn cao điểm dịch COVID-19, ngành đường sắt phải tạm ngừng một số đoàn tàu khách vào dịp Tết Nguyên đán năm 2021. Để tạo điều kiện và bảo vệ quyền lợi khách hàng, ngành đường sắt đã thực hiện việc hoàn tiền vé hoặc bảo lưu sử dụng vé cho khách hàng trong thời hạn 1 năm.

Giá vàng nhẫn mất mốc 83 triệu đồng/lượng sau khi lên đỉnh.

Sáng nay (2/10), giá vàng miếng SJC tăng nửa triệu đồng/lượng lên mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn quay đầu giảm mạnh, mất mốc 83 triệu đồng/lượng.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nghĩa Tâm, huyện Văn Chấn ra mắt Tổ hợp tác nông nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Hội Phụn nữ huyện Văn Chấn đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, định hướng bồi dưỡng, hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã do nữ làm chủ từ chính những sản phẩm là thế mạnh của địa phương, như: chè, quế, măng sặt, dâu tằm, gia súc, gia cầm, lúa đặc sản…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục