Ban hành cơ chế điện mặt trời mái nhà, công suất lắp từ 1.000kW phải xin giấy phép

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/10/2024 | 2:24:22 PM

Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Với công suất từ 1.000kW trở lên phải xin giấy phép.

Các tấm pin điện mặt trời được lắp đặt tại TP.HCM
Các tấm pin điện mặt trời được lắp đặt tại TP.HCM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Nghị định có hiệu lực từ hôm nay 22-10-2024.

Nghị định này quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng. 

Mở rộng đối tượng, khu công nghiệp, chế xuất được lắp đặt

Bao gồm nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật.

Việc mua bán điện trực tiếp giữa các tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

Nghị định mới được ban hành có phạm vi áp dụng mở rộng cho tất cả các đối tượng là nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng trên phạm vi cả nước.

Điểm đáng chú ý của nghị định là chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. 

Cụ thể, tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực và không giới hạn công suất lắp đặt trong các trường hợp sau:

Không đấu nối với hệ thống điện quốc gia; Lắp đặt hệ thống thiết bị chống phát ngược điện vào hệ thống điện quốc gia; Hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất dưới 100kW.

Tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 1.000kW trở lên và bán điện dư vào hệ thống điện quốc gia phải thực hiện thủ tục về quy hoạch điện lực và đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.

Đơn vị, tổ chức, cá nhân khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật chuyên ngành hiện hành sẽ được rút gọn. 

Nhiều chính sách ưu đãi, giảm thủ tục

Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật.

Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ của hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ; công sở và công trình được xác định là tài sản công được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng.

Theo nghị định được ban hành, với hệ thống điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, có công suất dưới 100kW, nếu không dùng hết được bán lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế. 

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm thanh toán cho tổ chức, cá nhân phần sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế.

Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề. Mức giá này đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ. 

Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ lắp đặt trên mái công trình xây dựng là công sở hoặc công trình được xác định là tài sản công không thực hiện mua bán sản lượng điện dư.

Với quy định này, hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được miễn hoặc không phải điều chỉnh giấy phép kinh doanh. Đồng thời khuyến khích tổ chức, cá nhân tự quyết định lắp đặt hệ thống lưu trữ điện (BESS) để bảo đảm vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện.

(Theo TTO)

Các tin khác
Việc bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội được các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh đầu tư khá bài bản và kỹ lưỡng.

Trong xu hướng phát triển ngày hàng hiện đại, thông minh, cùng với sự hỗ trợ của ngành chức năng, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã và đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), mạng xã hội để đẩy mạnh tiêu thụ, phân phối sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đến người tiêu dùng.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đỗ Đức Duy nêu rõ: Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV là rất cần thiết để Chính phủ có đủ thời gian tổ chức lập, thẩm định, trình Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp thường lệ cuối năm 2025, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Mô hình Trung tâm thương mại GO! tại thành phố Yên Bái.

Từ đầu năm đến nay, Yên Bái đã thu hút 5 dự án vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ với tổng vốn đầu tư gần 400 tỷ đồng. Trong đó, Dự án Trung tâm thương mại GO! Yên Bái tại thành phố Yên Bái dự kiến đi vào vận hành trong quý 4/2025.

Giá vàng nhẫn liên tục phá kỷ lục.

Sáng nay (23/10), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh, lên gần mốc 88 triệu đồng/lượng bám đuổi vàng miếng SJC tăng lên 89 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn hiện đã lên mức cao nhất lịch sử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục