Chuyến tàu đầu tiên xuất gần 70 tấn dừa tươi sang Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/10/2024 | 3:13:25 PM

Ngày 25/10, tại ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ khởi hành chuyến tàu đầu tiên vận chuyển gần 70 tấn dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Chuyến tàu đầu tiên xuất gần 70 tấn dừa tươi sang Trung Quốc.
Chuyến tàu đầu tiên xuất gần 70 tấn dừa tươi sang Trung Quốc.

Chuyến tàu chở 67,5 tấn dừa tươi với hành trình 7 ngày là sản phẩm hợp tác giữa Công ty cổ phần Vận tải và thương mại đường sắt (đơn vị vận hành đoàn tàu) và Công ty cổ phần Fado iExport.

Lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, Tiền Giang có diện tích trồng dừa lớn trong khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với hơn 21.650ha và đang không ngừng mở rộng. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế ưu đãi, cách làm mới giúp thúc đẩy hoạt động trồng và chế biến dừa trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, tỉnh Tiền Giang cũng đã xây dựng đề án phát triển cây dừa nhưng chưa được triển khai rộng khắp vì chưa tìm được đầu ra sản phẩm. Việc Chính phủ ký kết với Trung Quốc Nghị định thư về xuất khẩu trái dừa tươi đã mở ra một cơ hội cho việc thực hiện đề án. Đây cũng là cơ hội cho người nông dân trồng dừa tăng thu nhập, thay đổi cuộc sống.


Dừa tươi ở Tiền Giang chuẩn bị đóng container đưa lên chuyến tàu đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Ông Phạm Tấn Đạt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần FADO iExport (FADO), đơn vị liên kết với Hợp tác xã Hưng Thịnh Phát và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức xuất khẩu lô dừa tươi đầu tiên sang Trung Quốc, cho biết dừa tươi xuất khẩu là mặt hàng có yêu cầu cao trong quá trình vận chuyển. Quả dừa phải được bảo quản lạnh ổn định 2-3 độ C, độ ẩm 30%,... trong suốt quá trình vận chuyển.

Để đáp ứng chất lượng lô hàng, khách hàng Trung Quốc có thể giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong container từ xa liên tục 24/7. Giải pháp này đảm bảo chất lượng trái dừa tươi khi sang đến Trung Quốc không bị suy giảm, góp phần nâng cao chất lượng nông sản Tiền Giang và giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc.

Lô hàng dự kiến đến Quảng Châu trong thời gian 7 ngày. Đây là một phương thức vận chuyển mới, có ưu điểm là thời gian vận chuyển ổn định, thủ tục hải quan xuất và nhập khẩu vào Trung Quốc nhanh chóng, chi phí logistics giảm hơn so với loại hình vận chuyển khác.

Ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết sự kiện trái dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc hôm nay là kết quả của quá trình nỗ lực đàm phán suốt một thời gian dài của các cơ quan chuyên môn của Việt Nam và Trung Quốc, là sự đồng hành kiên trì của người trồng dừa và doanh nghiệp xuất khẩu dừa của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Tiền Giang nói riêng.

"Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương cùng các cơ quan liên quan nhanh chóng hoàn thiện kế hoạch phát triển sản xuất vùng trồng dừa theo từng vùng sản xuất tập trung có lợi thế, có quy mô phù hợp, gắn với hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thích ứng, tăng cường xúc tiến thương mại trái dừa tươi đến các thị trường tiềm năng”, ông Trọng yêu cầu.

(Theo thoibaonganhang.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Chính phủ yêu cầu 10 địa phương đề xuất điều chỉnh dự toán vốn vay lại vì các lý do chủ quan nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác lập dự toán vốn vay lại, đảm bảo dự toán sát với khả năng triển khai thực tế của các dự án.

Chị Khà Thị Hạnh - Phó Chủ tịch HĐQT Tây Bắc TV nhận chứng nhận Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024 tại Lễ tôn vinh do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức.

Tại lễ tôn vinh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam, tỉnh Lai Châu có sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024" - viên Hà thủ ô mật ong vừng của Công ty Cổ phần truyền thông và Thương mại dịch vụ Tây Bắc TV (Tây Bắc TV) - phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại Diễn đàn.

Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh Yên Bái có 248 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Các sản phẩm OCOP đã có sự khác biệt, mang đặc trưng riêng, nhiều sản phẩm có nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý.

Ông Trần Tường - Giám đốc HTX Cựu Chiến binh xã Hán Đà hướng dẫn người dân các thu hái chè theo đúng tiêu chuẩn.

Người trồng chè Hán Đà đã chủ động chuyển đổi, đầu tư cải tạo và thâm canh các diện tích chè bằng giống mới, quy trình kỹ thuật mới gắn với xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ, góp phần tạo vùng nguyên liệu bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục