Mùa nếp Tan Tú Lệ

  • Cập nhật: Thứ hai, 28/10/2024 | 7:36:44 AM

YênBái - Tháng 10 về, nếp Tú Lệ chính thức khép lại mùa thu hoạch và bắt đầu hành trình mới đến tay khách hàng. Với trên 100 ha, sản lượng đạt khoảng 500 tấn thóc, người trồng lúa nếp ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn hàng năm thu về trên 11 tỷ đồng với sản phẩm được người tiêu dùng trên cả nước săn đón, ưa chuộng.

Chế biến từ hạt nếp Tan còn ngậm sữa, sản phẩm cốm Tú Lệ đã trở thành hàng hóa có giá trị.
Chế biến từ hạt nếp Tan còn ngậm sữa, sản phẩm cốm Tú Lệ đã trở thành hàng hóa có giá trị.


Theo các cụ cao niên ở đây cho biết, không nơi nào trồng loại lúa này mà cho được thứ gạo thơm, dẻo như vùng thung lũng này. Đó là bởi cánh đồng Tú Lệ nằm gọn giữa ba ngọn núi cao là Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song nên biên độ dao động nhiệt độ trong ngày lớn, thời gian đêm dài hơn ngày; được gieo trồng trên một nền đất hiếm, tầng phong hóa mỏng, nồng độ kali cao lại được tưới mát bởi nguồn nước mát từ các suối Ngòi Hút, Nậm Lung; cấu tạo của đất thì tơi xốp, dễ thấm nước và khí hậu trong lành, thuận lợi cho cây lúa phát triển tự nhiên. Đó còn là sự nâng niu bảo tồn giống lúa quý, sự dày công chăm sóc từ lúc gieo trồng cho đến thu hoạch theo hướng an toàn của đồng bào nơi đây. 

Chị Hoàng Thị Liên ở thôn Nà Lóng, xã Tú Lệ cho biết: "Trước đây việc canh tác hoàn toàn dựa vào tự nhiên và kinh nghiệm nhưng từ một vài năm gần đây, chúng tôi được tham gia tập huấn kỹ thuật về quy trình sản xuất lúa nếp Tan Tú Lệ theo hướng an toàn từ phương pháp theo dõi, ghi chép nhật ký, hạch toán sản xuất, hướng dẫn an toàn lao động và phương pháp quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Nhờ đó, không chỉ giảm chi phí đầu vào mà đầu ra cũng được nâng cao. Chúng tôi còn liên kết với Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ để sản xuất theo quy chuẩn của HTX và được HTX bao tiêu sản phẩm cho chúng tôi với giá tốt hơn. Với 5 sào lúa, gia đình tôi thu hoạch trung bình 8 tạ thóc, bán giá 23.000 đồng/kg, thu nhập tăng gần 5 triệu đồng/ha so với cách canh tác trước”. 

Một vài năm trở lại đây có thể thấy sự liên kết giữa HTX Dịch vụ nông nghiệp Tú Lệ và người trồng lúa nếp Tan ở Tú Lệ ngày càng bền chặt, rõ ràng. Quy chế cho mô hình liên kết này còn được xây dựng và ban hành cụ thể, xác định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Theo đó, các hộ nông dân sản xuất lúa nếp Tan Tú Lệ phải tuân thủ theo hướng dẫn kỹ thuật của dự án, ký hợp đồng sản xuất và bán lúa cho HTX. HTX đóng vai trò tổ chức sản xuất, thu mua sản phẩm của người dân (có hợp đồng), đóng gói, dán nhãn và phát triển thị trường cho sản phẩm nếp Tan. 

Năm 2020, sản phẩm gạo nếp Tú Lệ đã đạt OCOP 4 sao; được bảo hộ trí tuệ về nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý. Hiện, HTX đã liên kết với hơn 200 hộ sản xuất nếp Tú Lệ, quy mô trên 50 ha; toàn bộ diện tích sản xuất của người dân đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP năm 2020. Với giá thu mua từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, hàng năm HTX tiêu thụ khoảng 70 tấn thóc cho các hộ liên kết. 

Ông Hoàng Văn Soàn - Chủ tịch UBND xã Tú Lệ cho biết: "Đã có sự vào cuộc của doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học và nông dân trong việc hình thành vùng lúa nếp hàng hóa với quy trình sản xuất khép kín từ khâu giống đến liên kết sản xuất và thu mua sản phẩm để chế biến, đóng gói và bán đến tay người tiêu dùng. Nông dân cũng dần từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để có điều kiện liên kết sản xuất lớn. Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm được tăng cường, giúp đưa các sản phẩm gạo địa phương vươn ra các thị trường lớn hơn. Nhờ đó mà gạo nếp Tú Lệ thường trong tình trạng cung không đủ cầu”. Sức hút từ giống gạo nếp Tú Lệ trên thị trường cũng đã được người tiêu dùng khẳng định. 

Chị Nguyễn Thu Thủy Linh ở Quảng Ninh chia sẻ: "Ăn nếp này quen rồi giờ ăn giống khác không thấy ngon. Mấy chị em trong công ty mình cũng thế! Nên cứ mùa thu hoạch nếp mới, biết mình có người quen ở Tú Lệ, mấy chị em trong công ty lại rủ nhau mua chung, người 5 kg, người vài chục cân để ăn dần hoặc biếu người thân. Gạo nếp này xôi hoặc gói bánh chưng đều rất ngon. Bây giờ lại có hút chân không từng túi 1 kg nên tiện bảo quản, sử dụng lắm!”.

Thời gian tới, xã Tú Lệ sẽ tiếp tục tập trung xây dựng vùng nguyên liệu lúa nếp an toàn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo các sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm chất lượng, sạch và an toàn.

Nếp Tú Lệ là một trong những giống gạo nếp nằm trong tốp đầu những loại gạo nếp ngon nhất cả nước không chỉ vì độ ngon, độ sạch mà còn vì độ hiếm. Ở xã Tú Lệ, giống nếp Tan chỉ trồng vào vụ mùa, thu hoạch tháng 10 hàng năm, với diện tích ổn định hàng năm chỉ trên 100 ha, sản lượng đạt khoảng 500 tấn, trong đó khoảng 200 tấn được dùng để làm cốm.

Hoài Anh

Tags Yên Bái Văn Chấn nếp Tan Tú Lệ

Các tin khác
Lãnh đạo xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn trao đổi với người dân về cách chăm sóc những diện tích cam chưa nhiễm bệnh.

Cây cam đã từng là cây trồng chủ lực xoá đói giảm nghèo, là niềm tự hào của người dân các xã vùng ngoài huyện Văn Chấn mỗi khi nói đến và đã được công nhận Nhãn hiệu “Cam Văn Chấn”. Tuy nhiên, hiện tượng vàng lá thối rễ dẫn đến việc người dân phải chặt bỏ khiến diện tích trồng cam của toàn huyện giảm một nửa. Để giữ vững thương hiệu “Cam Văn Chấn” đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, ngành và cả huyện Văn Chấn khi diện tích cam giảm đi trầm trọng.

Sản phẩm, dịch vụ chuẩn Halal phải đáp ứng yêu cầu kỹ lưỡng và phải được trao chứng chỉ

Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal trở thành một ngành thế mạnh, trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu.

Ảnh minh hoạ

Bộ Tài chính vừa công bố báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 ước đạt 1.873,3 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với dự toán Quốc hội giao và tăng 6,8% so với thực hiện năm 2023.

Chuyến tàu đầu tiên xuất gần 70 tấn dừa tươi sang Trung Quốc.

Ngày 25/10, tại ga Sóng Thần (tỉnh Bình Dương), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ khởi hành chuyến tàu đầu tiên vận chuyển gần 70 tấn dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục