Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu hết năm 2025

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/11/2024 | 8:54:54 AM

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Bộ Tài chính, giảm thuế đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 nhằm góp phần bình ổn giá bán xăng dầu trong nước, kiềm chế lạm phát. Ảnh: Nguyễn Đăng

Bộ Tài chính vừa có công văn số 11859 xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với xăng dầu trong năm 2025 theo trình tự rút gọn.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế BVMT trong năm 2025 đối với xăng (trừ etanol), dầu, mỡ nhờn; giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay và 40% với dầu hỏa.

Dự kiến mức thuế sau khi giảm đối với xăng (trừ etanol) còn 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay giảm còn 1.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn giảm còn 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn giảm 1.000 đồng/kg; dầu hỏa giảm còn 600 đồng/lít.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ổn định, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục giảm mức thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025 nhằm góp phần bình ổn giá bán xăng dầu trong nước, kiềm chế lạm phát. Để đảm bảo tính liên tục và kịp thời, Bộ Tài chính đề nghị nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 đến hết 31/12/2025.

Từ ngày 1/1/2026, mức thuế BVMT đối với các mặt hàng này được thực hiện theo Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14.

Mặc dù đề xuất này sẽ góp phần ổn định giá bán lẻ xăng dầu trong nước góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhưng sẽ tác động đến số thu thu ngân sách Nhà nước.

Theo Bộ Tài Chính, với dự kiến sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2025 tương đương năm 2024 và với mức thuế BVMT giảm như đề xuất, thì số thu thuế BVMT trong năm 2025 giảm khoảng 40.204 tỷ đồng và tổng thu thu ngân sách Nhà nước (bao gồm cả phần giảm thuế GTGT) giảm khoảng 44.224 tỷ đồng.

Để giảm thiểu tác động đến cân đối thu ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính cho biết, sẽ tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước, tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế.

Trong điều hành, yêu cầu cả ngân sách Trung ương và ngân sách các địa phương phải tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết (kể cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) để đảm bảo cân đối chi ngân sách, không làm phát sinh tăng bội chi so với mức Quốc hội đã quyết định.

Ngoài ra, trường hợp giá dầu thô thế giới tăng lên sẽ có tác động làm tăng thu ngân sách Nhà nước, đặc biệt là nguồn thu từ dầu thô. Qua đó, sẽ góp phần bù đắp số giảm thu ngân sách Nhà nước do việc giảm mức thuế BVMT theo đề xuất.

(Theo KTĐT)

Các tin khác

Hai tháng sau bão số 3 đi qua, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ván bóc trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang tập trung nỗ lực khôi phục sản xuất. Song do ngành lâm nghiệp cũng phải chịu những thiệt hại nặng nề do mưa bão cùng với thời tiết bất lợi nên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gỗ ván bóc đang phải đối mặt với những khó khăn về nguồn nguyên liệu.

Sau 13 năm xây dựng NTM, xã Phan Thanh đã hình thành được nhiều mô hình phát triển kinh tế có thu nhập cao, đời sống của người dân không ngừng được khởi sắc.

Trở về Phan Thanh (Lục Yên) sau hơn 10 năm, điều mà chúng tôi cảm nhận được đó là sự thay đổi đang hiện hữu. Vui hơn, từ một xã “top dưới” của huyện Lục Yên nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhất là sự hưởng ứng tích cực của người dân, mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) đã thành hiện thực.

Người dân xã Quy Mông, huyện Trấn Yên trồng ngô đông thay thế trên những diện tích dong riềng bị chết do mưa lũ.

Lũ dữ đi qua, cả cánh đồng dong riềng xanh tốt ở xã Quy Mông, huyện Trấn Yên phủ một màu u ám với bùn đất nứt nẻ, cây lá chết khô. Vượt lên khó khăn, người dân đã tích cực vệ sinh đồng ruộng, kênh mương, đào hố, xuống hạt trồng ngô đông, từng bước đưa màu xanh trở lại trên các thửa ruộng.

Người dân xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên chăm sóc quế - loài dược liệu mang lại kinh tế cao.

Đến năm 2025, Yên Bái sẽ phát triển và ổn định diện tích 5.000 ha cây dược liệu với các chủng loại chính như: ba kích, đinh lăng, địa liền, giảo cổ lam, ích mẫu, quế, sả, cà gai leo, sơn tra...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục