Tân Phượng chuyển mình

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những năm trước đây, đời sống của nhân dân trên địa bàn xã Tân Phượng(Lục Yên- Yên Bái) chủ yếu dựa vào cây lúa một vụ nên đời sống rất khó khăn. Sự đổi thay của bà con ở đây chỉ được bắt đầu từ những năm 1994 - 1997, khi xã tập trung chuyển đổi canh tác cấy lúa từ 1 vụ lên 2 vụ.

Tân Phượng, huyện Lục Yên (Yên Bái) là xã nằm giáp ranh với 2 tỉnh Lào Cai và Hà Giang. Toàn xã có 294 hộ với 1581 nhân khẩu sinh sống ở 9 thôn bản. Những năm trước đây, đời sống của nhân dân trên địa bàn chủ yếu dựa vào cây lúa một vụ nên đời sống rất khó khăn. Sự đổi thay của bà con ở đây chỉ được bắt đầu từ những năm 1994 - 1997, khi xã tập trung chuyển đổi canh tác cấy lúa từ 1 vụ lên 2 vụ.

Với sự chỉ đạo sát sao của huyện, xã Tân Phượng đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất, đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế hộ. Ngoài việc đầu tư thâm canh ruộng nước, xã còn chủ trương phát triển thế mạnh về chăn nuôi gia súc gia cầm, cải tạo vườn tạp, phát triển trang trại.

Từ hướng đi đó, cùng với nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo lãi suất thấp, đến nay toàn xã đã có 1.047 con trâu, 50 con bò, đàn lợn 1460 con. Nhiều hộ gia đình có 20 đến 25 con trâu, bò cho thu nhập hàng năm trên 30 triệu đồng như gia đình ông Triệu Văn Thanh, Triệu Tiến Hùng ở thôn Khe Pháo 1…

Nhận thấy nguồn đất màu mỡ và tận dụng đất ven đồi, xã đã động viên bà con phát triển và trồng cây đậu tương. Năm 2007, Dự án WB phối hợp cùng Trạm Khuyến nông huyện đã triển khai mô hình thâm canh cây đậu tương vụ xuân tại 2 thôn Bó Mi 1 và Lũng Cọ 2 với diện tích trên 3 ha với 60 hộ tham gia. Năng suất bình quân đạt 45-50kg/sào (tương đương với 12-13,8 tạ/ha).

Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình thâm canh về cây đậu tương và cây ngô, Chủ tịch xã - Triệu Tiến Tiên tâm sự rằng: Những năm trước đây, đường vào Tân Phượng còn nhiều khó khăn, thậm chí còn phải đi bộ hàng tiếng đồng hồ mới đến trung tâm xã. Nhưng khi đã xác định đường vào đến đâu ánh sáng văn minh vào đến đó để xoá giảm nghèo thì Tân Phượng đã coi việc phải mở đường là khâu đầu tiên.

Tận dụng các nguồn vốn của Nhà nước, cùng với Chương trình 135-WB và nhân dân đóng góp ngày công nên xã đã xây dựng được 4 công trình kênh mương thủy lợi; mở được 5km đường liên thôn; tu sửa trường học và làm nhiều công trình khác với tổng kinh phí trên 1.374 triệu đồng.

Với những kết quả đã đạt được trên mặt trận kinh tế, Tân Phượng còn đạt được nhiều thành tích như: là xã nhiều năm liền không có người sinh con thứ 3. Việc cưới, việc tang được cả xã chăm lo và thực hiện theo nếp sống mới, xoá bỏ mọi hủ tục lạc hậu.

Trong xã không có trộm cắp, nghiện hút, đường làng ngõ xóm sạch sẽ, thoáng mát. Toàn xã có  trên 70% số hộ gia đình đạt gia đình văn hoá. Và đáng mừng hơn là Tân Phượng hôm nay thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Hàng trăm hộ dân đã có xe máy; trên 70% số hộ có phương tiện nghe nhìn; 100% trẻ em được cắp sách tới trường.

Văn Tuấn 

Các tin khác
Công nhân Chi nhánh Điện thành phố duy tu bảo dưỡng đường điện.

YBĐT - Nhằm đảm bảo cho nhu cầu cung cấp điện ổn định, Chi nhánh Điện thành phố duy trì tốt công tác kiểm tra, thay công tơ định kỳ, cải tạo xoá bán tổng, phát triển khách hàng mới. Từ đầu năm tới nay, đã thực hiện thay 1200 công tơ một pha, vượt 694 chiếc so với kế hoạch và thay 60 công tơ 3 pha, vượt 113 chiếc so với kế hoạch.

Đến năm 2010, Trấn Yên chủ trương trồng mới và trồng cải tạo trên 500 ha chè bằng giống chất lượng cao.

YBĐT - Là huyện thuần nông, ngoài lúa là cây kinh tế chủ lực, những năm gần đây huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã chú trọng đầu tư phát triển, nâng cao diện tích cũng như giá trị kinh tế của cây chè. Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ 19 xác định: chè không chỉ là cây kinh tế mũi nhọn mà còn là cây thoát nghèo, cây làm giàu của người dân trong huyện.

YBĐT - Cả xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) có 271 hộ nhưng chỉ có 22 ha ruộng nước, trong đó diện tích cấy được hai vụ lúa chỉ có 18 ha, năng suất thấp hầu hết là giống lúa thuần, lúa nương. Thiếu kiến thức KHKT, phân bón trong việc gieo cấy cộng với khí hậu vùng cao khắc nghiệt nên năng suất lúa chỉ đạt không bằng một nửa vùng thấp.

YBĐT - Vụ mùa năm 2007, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã mạnh dạn đưa giống dưa chuột bao tử vào trồng thử nghiệm tại phường Cầu Thia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục