Văn Yên nỗ lực đưa nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/4/2025 | 9:59:30 AM

YênBái - Thời gian qua, phong trào “Ươm mầm cây dâu – Làm giàu quê hương” đã được huyện Văn Yên triển khai tích cực với nhiều mô hình trồng dâu nuôi tằm phát huy hiệu quả, mang lại nguồn thu bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Người dân Văn Yên chủ động chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả để phát triển nghề trông dâu nuôi tằm.
Người dân Văn Yên chủ động chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả để phát triển nghề trông dâu nuôi tằm.


Khi được cán bộ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện tuyên truyền, vận động, bà Nguyễn Thị Đông ở thôn Sông Hồng, xã Xuân Ái đã tiên phong chuyển đổi đất soi bãi kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm sau. Bà Đông chia sẻ: "Ngay sau khi được hỗ trợ 20 triệu đồng theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, năm 2023, gia đình tôi đã chuyển 3 mẫu đất soi bãi sang trồng dâu lấy lá nuôi tằm. Đến nay, tôi đã bán được 9 lứa tằm và bán kén trừ mọi chi phí thu về cho gia đình được hơn 200 triệu đồng, từ nghề nuôi tằm, cải thiện rõ rệt đời sống gia đình.

Năm 2025 xã Xuân Ái có kế hoạc trồng 30 ha dâu. Đến thời điểm này, nhân dân đã tiến hành trồng được 22 ha, nâng tổng số diện tích dâu trên địa bàn xã lên 62 ha, được trồng tập trung tại các thôn: Sông Hồng, Quyết Hùng, Trung Tâm và Ngòi Viễn. Xã cũng thực hiện đăng ký các chính sách phù hợp hỗ trợ người dân sửa chữa, nâng cấp nhà tằm và thực hiện đăng ký hỗ trợ theo chuỗi liên kết. 

Ông Trịnh Quách Côn – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Ái cho biết: "Để thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra, địa phương luôn sát sao quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân trong phát triển trồng dâu nuôi tằm. Không chỉ dừng lại ở diện tích đang thực hiện, chúng tôi còn tiếp tục nhân rộng mô hình trồng dâu nuôi tằm, thúc đẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Đến nay, trên địa bàn xã có 2 HTX trồng dâu nuôi tằm hoạt động và cho thu nhập ổn định, gồm: HTX Dâu tằm xã Xuân Ái và HTX Quyết Hùng”.

Trong năm 2025, huyện Văn Yên đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn huyện Văn Yên; phát triển các vùng dâu có chất lượng tốt để có nguồn lá cho nuôi tằm, tạo ra sản phẩm nguyên liệu kén có chất lượng tốt đáp ứng cho nhà máy ươm tơ tự động, gia tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm và nhà máy sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. 

Đặc biệt đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tiến bộ để nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng lá dâu và kén tằm, nâng mức thu nhập của người trồng dâu nuôi tằm lên từ 3 - 3,5 lần so với trồng lúa và các loại cây rau màu khác; thu hút và tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư liên doanh, liên kết chế biến sâu các sản phẩm từ dâu tằm; phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ổn định và bền vững. 

Để phát triển vùng nguyên liệu, huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các hợp tác xã dâu tằm, cấp ủy, chính quyền các xã tham gia dự án liên kết tổ chức tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dâu; hướng dẫn sử dụng các giống dâu tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các hợp tác xã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp, đơn vị tiêu thụ sản phẩm là Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm kén tằm, trên cơ sở các sản phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy cách, chất lượng.

Ông Phạm Trung Kiên – Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "Năm 2025, huyện Văn Yên đề ra kế hoạch trồng mới 195 ha dâu gắn với phát triển nghề nuôi tằm, bán kén ở các xã: Xuân Ái, Yên Thái, Yên Phú, Yên Hợp, Đại Phác, An Thịnh, Tân Hợp, Đông Cuông, An Bình. Đây là các xã có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển trồng dâu nuôi tằm. Đồng thời, huyện cũng huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các xã trong vùng quy hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, tận dụng diện tích manh mún có thể trồng dâu, mạnh dạn chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu quả, đất màu, soi bãi sang trồng dâu để phát triển nghề nuôi tằm. Cùng với đó là triển khai các chính sách hỗ trợ trồng dâu, nuôi tằm của HĐND tỉnh. Đến nay, các xã nằm trong vùng quy hoạch đã trồng được trên 50 ha dâu, nâng tổng diện tích cây dâu trên địa bàn huyện lên 203 ha”.

Để thúc đẩy phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ việc hỗ trợ vốn, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng, đến việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tập trung khắc phục những "mắt xích” yếu, để "hồi sinh” nghề trồng dâu nuôi tằm, hướng tới đưa cây dâu, con tằm là hướng phát triển kinh tế bền vững, giúp người nông dân làm giàu trên chính đồng đất quê hương. 

Trong thời gian tới UBND huyện Văn Yên tiếp tục triển khai thực hiện, hướng dẫn thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm theo quy định đảm bảo sản suất ổn định bền vững. Đặc biệt chú trọng chuyển giao khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm kén, tơ tằm sản xuất ra trên địa bàn huyện, về lâu dài hướng dẫn xây dựng, áp dụng nhãn hiệu cho sản phẩm tơ tằm của huyện. Cùng với đó thường xuyên tổ chức mở các lớp đào tạo nghề về trồng dâu nuôi tằm cho hộ phát triển trồng dâu tại các xã để nâng cao chất lượng lao động về trồng dâu nuôi tằm. Xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế…

Thu Trang 

Tags Văn Yên nỗ lực nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển bền vững phong trào “Ươm mầm cây dâu – Làm giàu quê hương”

Các tin khác
Các chuyên gia của cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cùng lãnh đạo Cục Đê điều và PCTT, văn phòng PCTT tỉnh kiểm tra hệ thống truyền tín hiệu từ thiết bị đo cảm biến trượt lở đất.

Việc nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất tại lưu vực Hát Lừu huyện Trạm Tấu thông qua hoạt động lập bản đồ nguy cơ là một bước đi cần thiết và cấp bách và bước đầu đã ghi nhận được hiệu quả của nó trong việc nhận biết rõ vùng an toàn khi có biến cố để di dân và ổn định lâu dài cuộc sống cho người dân và cơ sở hạ tầng của địa phương.

Các lực lượng chức năng tiến hành tiêu hủy hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trong quý 1/2025, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 (Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả) đã kiểm tra, xử lý 132 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại.

Lực lượng kiểm lâm kiểm tra việc thực hiện cấp chứng chỉ FSC tại huyện Trấn Yên.

Chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council) được xem là "tấm vé" giúp các sản phẩm gỗ Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, tại Yên Bái, việc cấp chứng chỉ rừng FSC đang gặp nhiều khó khăn, khiến mục tiêu "xanh hóa" ngành Lâm nghiệp vẫn còn nhiều thách thức.

Hội viên nông dân xã Minh Quân thu hái chè chính vụ.

Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Trấn Yên đã tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn huyện, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Nhiều gia đình đã nỗ lực vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá, giàu, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội các địa phương phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục