Thương nhớ hương cam Hưng Thịnh

  • Cập nhật: Thứ tư, 23/4/2025 | 1:56:41 PM

YênBái - Người dân Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên rất chăm chỉ làm ăn, biết tính toán và tích cực học hỏi. Khi chè còn đang là cây trồng chủ lực, vùng chè Hưng Thịnh luôn có năng suất và chất lượng búp đứng đầu toàn huyện. Chè mất giá, người dân Hưng Thịnh chuyển mạnh sang trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, giờ đây, vùng cây ăn quả Hưng Thịnh lại đang mai một dần.

Vườn cam xưa của gia đình ông Phạm Văn Thuy giờ đã trồng quế và các loại cây ăn quả khác.
Vườn cam xưa của gia đình ông Phạm Văn Thuy giờ đã trồng quế và các loại cây ăn quả khác.


Đến thời điểm cuối năm 2018, đầu năm 2019, toàn xã có 207,07ha cây ăn quả, trong đó diện tích kinh doanh là 94ha, diện tích kiến thiết cơ bản  91,07ha, diện tích chăm sóc 22ha. Phong trào trồng cây ăn quả có múi càng trở nên phát triển khi huyện Trấn Yên ban hành cả một nghị quyết chuyên đề về chương trình trồng cây ăn quả. 

Song song với đó là quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất tập trung, khuyến khích chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang trồng cây ăn quả với nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ, từ kỹ thuật đến giống, vốn, phân bón. Những tưởng, thương hiệu cam Hưng Thịnh sẽ hưng thịnh, xã có cả 1 tổ hợp tác vừa trồng vừa hướng dẫn kỹ thuật, tư vấn cho bà con. Bình quân mỗi năm, nguồn thu từ cây ăn quả của người dân trong xã đạt trên 20 tỷ đồng. 

Nhờ cây ăn quả, hàng trăm hộ trong xã có cuộc sống khấm khá, không ít hộ có diện tích vườn cam lớn đã xây được nhà cửa khang trang và mua xe ô tô trị giá tỷ đồng. Thời hoàng kim, cuối thu, đầu đông, cam quýt chín vàng trên những sườn đồi; xe máy, ô tô về thu gom, dọc đường quốc lộ, bà con bày bán la liệt, du khách dừng chân mua bán nhộn nhịp; đặc biệt, khi tiết trời sang xuân, hương cam, hương bưởi, hương chanh thơm ngát cả một vùng quê… 

Tiếc rằng, những hình ảnh đó đó đã lui vào quá khứ. Sau khoảng năm 2020, nhiều vườn cam ở Hưng Thịnh đang xanh tốt bỗng dưng rụng lá, héo quả rồi chết dần. Tình trạng cam mắc bệnh rồi chết diễn ra phổ biến và lan rộng khắp các thôn Yên Bình, Yên Định… Người trồng cam xót của, tập trung chăm sóc, nào bón phân chuồng, phân hóa học, nào phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh…, tìm kiếm cách chữa; vào vùng cam Văn Chấn như: thị trấn Nông trường Trần Phú, Thượng Bằng La, Nghĩa Tâm… hỏi han, có người còn lặn lội về tận Cao Phong, Hòa Bình để học tập… Tiếc là kết quả thu được vẫn chỉ là câu nói chung chung: "Bệnh vàng lá, thối rễ, chưa rõ nguyên nhân, không có cách khắc phục”.

Vùng cây ăn quả Hưng Thịnh cứ mai một dần. Trong đó, các giống cây như: cam canh, cam sành, cam sen, cam Đường canh gần như xóa sổ. Những vườn cam lớn trước đây giờ chỉ còn lác đác vài cây. Bà con cũng không còn thiết tha chăm sóc, bỏ phân, làm cỏ, phun thuốc; chỉ có chanh và bưởi với các giống da xanh, Diễn, Đại Minh, Đoan Hùng… là còn xanh tốt. Tuy nhiên, giá bán không cao, do diện tích quá lớn, sản lượng nhiều, cung đã vượt quá cầu nên bán không được giá hoặc không bán được nên nhiều hộ bỏ không thu hoạch, mặc cho quả lớn, quả nhỏ chín rụng quanh gốc, lăn lông lốc từ vệ đồi xuống chân đồi.

Ông Phạm Văn Thuy ở thôn Yên Bình vốn là một nông dân chăm chỉ và cũng là một trong những người sớm có vườn cam lên tới cả héc-ta vào những năm 2013, 2014. Sau chu kỳ kiến thiết cơ bản, vườn cam vừa được thu thì bệnh vàng lá, thối rễ ập tới. Từng cây, từng cây cứ chết dần, chết mòn. Giống như nhiều bà con trong thôn, trong xã, ông đã chạy đôn, chạy đáo đi khắp nơi để học hỏi; mang cây bệnh đến tận các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu lớn; đúc rút đủ các kinh nghiệm của những người đi trước và áp dụng tất cả các phương pháp nhưng căn bệnh quái ác vẫn không được ngăn chặn. 

Ông than thở: "Cứu được thì bà con đâu có khổ thế này; bao nhiêu công sức, tiền của chứ có ít đâu”. Nói rồi, ông Thuy đưa tôi ra thăm vườn, nơi từng là vườn cam xanh tốt, xuất bán cho bao nhiêu bạn hàng, tiếp đón bao nhiêu du khách đến tham quan… giờ đã thay thế bằng quế, táo và hồng, còn lại mấy cây chanh tứ thời nhưng cũng chỉ chăm sóc qua loa vì giá bán năm rồi chỉ còn 12 nghìn đồng/kg.

Thương nhớ hương cam Hưng Thịnh quá! Tôi thốt lên như để sẻ chia với ông Thuy và người dân Hưng Thịnh. Phải chăng bà con ta đã làm theo kiểu phong trào, thấy được là ồ ạt trồng? Phải chăng bà con đã quá lạm dụng phân bón, nhất là phân bón hóa học và phân chuồng nhưng chưa ủ cho hoai mục, chưa xử lý kỹ? Tất cả cũng chỉ là phỏng đoán thôi bởi nhiều địa phương đã mời các chuyên gia, nhà khoa học về tận vườn cam, tập trung nghiên cứu nhưng mọi kết luận hoặc không rõ ràng, cụ thể, vẫn chỉ là vàng lá, thối rễ, mọi tư vấn, hoặc là hướng dẫn cách phòng, chống khác nhau nhưng đều… chưa thấy hiệu quả.

Lê Phiên

Tags Trấn Yên cam Hưng Thịnh trồng cam trồng cây ăn quả

Các tin khác
Triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn và lưới điện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23-4-2025 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.

Chủ tịch Hội CCB xã Hán Đà Trần Tường được trao tặng Bằng khen của UBND tỉnh tại Lễ Tuyên dương mô hình, điển hình tiên tiến học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (9/2023).

Chiến tranh đã lùi xa, 50 năm đất nước trọn vẹn niềm vui thống nhất, những cựu chiến binh (CCB) tỉnh Yên Bái hôm nay vẫn giữ trọn khí chất anh hùng năm xưa trên mặt trận mới - phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Không ồn ào hay khoa trương song những điều mà mỗi CCB Yên Bái đang lặng thầm nỗ lực đã thực sự trở thành điển hình trong nhiều phong trào thi đua yêu nước, tô thắm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong công cuộc xây dựng và đổi mới quê hương.

Nhân dân xã An Thịnh (Văn Yên) sơ chế quế vỏ.

Những ngày này, người dân Văn Yên đang tất bật vào mùa thu hoạch vỏ quế vụ đầu năm, vừa tăng thu nhập cho gia đình vừa cung cấp nguyên liệu cho các xưởng chế biến, cơ sở sản xuất đồ gỗ, nhà máy chưng cất tinh dầu hoạt động. Khắp các xã từ Viễn Sơn, Đại Sơn, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng, Xuân Tầm, Châu Quế Hạ... đâu đâu cũng thấy người dân tấp nập bóc, tỉa, sơ chế quế.

Lực lượng kiểm lâm tuyên truyền về công tác  phòng cháy chữa cháy rừng tại xã Hát Lừu, Trạm Tấu.

Bước vào mùa khô 2024-2025, các huyện vùng cao phía Tây của tỉnh như Mù Cang Chải, Trạm Tấu đang đối mặt với nguy cơ cháy rừng ở mức cao do điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tập quán canh tác. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và người dân đang quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ kiện toàn bộ máy chỉ đạo, tăng cường tuần tra, tuyên truyền đến xây dựng hạ tầng phòng cháy, quyết tâm giữ vững màu xanh cho những cánh rừng đầu nguồn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục