Nghiên cứu xây dựng thêm 6 tuyến đường sắt quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/5/2025 | 2:07:32 PM

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ký quyết định giao các ban quản lý dự án lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 6 dự án đường sắt cho giai đoạn 2025 - 2027.

Các ban quản lý dự án đang được Bộ Xây dựng giao nghiên cứu xây dựng thêm 6 tuyến đường sắt quốc gia giai đoạn 2025 - 2027.
Các ban quản lý dự án đang được Bộ Xây dựng giao nghiên cứu xây dựng thêm 6 tuyến đường sắt quốc gia giai đoạn 2025 - 2027.

Bộ Xây dựng đã giao Ban quản lý dự án (QLDA) Thăng Long lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái.

Ban QLDA 2 lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.

Ban QLDA 85 lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Vũng Áng - Mụ Giạ.

Ban QLDA Mỹ Thuận lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ.

Ban QLDA 6 lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.

Ban QLDA đường Hồ Chí Minh lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Vành đai phía Đông - Hà Nội.

Tổng Giám đốc các ban QLDA có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ chủ đầu tư theo quy định pháp luật; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ và giá thành.

Các ban QLDA cần làm việc với Ban QLDA Đường sắt và cơ quan, đơn vị có liên quan để tiếp nhận toàn bộ kết quả nghiên cứu đã thực hiện nếu có và tận dụng tối đa trong quá trình nghiên cứu, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, tránh trùng lặp, lãng phí nguồn lực.

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, bên cạnh 7 tuyến hiện có dài khoảng 2.440 km thì mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2030 triển khai thêm 9 tuyến mới, tổng chiều dài 2.362 km.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo nghị quyết, dự án có tổng chiều dài hơn 1.540 km, tốc độ thiết kế 350 km/h. Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827ha, tổng vốn hơn 67 tỷ USD và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

Dự kiến, dự án khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026 và hoàn thành vào năm 2035 với nguồn vốn ngân sách Nhà nước, được bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn trong khoảng 12 năm.

Đầu tháng này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng vừa ban hành công điện yêu cầu hoàn thành giải phóng mặt bằng, lập báo cáo nghiên cứu khả thi để khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào ngày 19/12 năm nay. Dự án phấn đấu hoàn thành chậm nhất trong năm 2030.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng vốn hơn 200.000 tỷ đồng, tương đương gần 8,4 tỷ USD. Tuyến đường sắt này có tổng chiều dài quy hoạch là hơn 460 km, điểm đầu tại cửa khẩu Lào Cai kết nối với đường sắt Trung Quốc và điểm cuối tại ga Cái Lân (TP. Hạ Long, Quảng Ninh).

Theo tính toán của Bộ Xây dựng, dự kiến kinh phí triển khai Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt lên tới 5,5 triệu tỷ đồng. Trong đó, kinh phí để đầu tư, thực hiện các dự án đường sắt quốc gia khoảng 2,25 triệu tỷ đồng; kinh phí để đầu tư, thực hiện các dự án thuộc hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM dự kiến khoảng 3,25 triệu tỷ đồng.

(Theo TPO)

Các tin khác
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Sáng 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Đồng chủ trì có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia); cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên cùng cán bộ Hạt Kiểm lâm Văn Yên - Trấn Yên - thành phố Yên Bái kiểm tra diện tích tre măng tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.

Từ nhiều năm nay, tre măng Bát độ đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở các vùng trồng tập trung.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm để tăng thu ngân sách.

Trong bối cảnh cả nước bước vào giai đoạn tăng tốc về đích các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái đã ghi dấu ấn đặc biệt với nhiều kết quả ấn tượng: 4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn đạt trên 1.648 tỷ đồng, bằng 30% dự toán tỉnh giao; tăng 53,5% so cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay. Thành quả này là minh chứng rõ nét cho sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực của người nộp thuế trong tỉnh, là điểm sáng của bức tranh kinh tế tỉnh Yên Bái.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 13/5/2025 về triển khai các biện pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục