Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Thành công từ “ý Đảng – lòng dân”

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/5/2025 | 9:32:22 AM

YênBái - Không dừng lại ở những văn bản chỉ đạo hay cuộc họp quán triệt, việc thực hiện các nghị quyết của Đảng tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) đã và đang được cụ thể hóa bằng những hành động sát thực tiễn. Trong đó, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang trở thành một hướng đi hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên từng đơn vị diện tích đất canh tác.

Nông dân xã Thanh Lương thu hoạch dưa hấu.
Nông dân xã Thanh Lương thu hoạch dưa hấu.


Bám sát kế hoạch lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2025 của Thị ủy Nghĩa Lộ, đặc biệt là nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền thị xã Nghĩa Lộ đã kiên trì chỉ đạo chuyển đổi những diện tích đất ruộng, đất ven bãi kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Mục tiêu là quy hoạch vùng sản xuất tập trung, thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa và tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng nông sản.

Tính đến nay, toàn thị xã Nghĩa Lộ đã có gần 45 ha đất được chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, trên 32 ha được chuyển sang trồng các loại cây hàng năm như ngô, rau màu, mướp đắng, dưa các loại, ớt… và hơn 8 ha trồng cây lâu năm, chủ yếu là cây ăn quả có múi. Nhiều mô hình bước đầu cho thu nhập từ 250 – 350 triệu đồng/ha/năm như mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, ớt xanh Nhật Bản, dưa lê, dưa hấu…

Sự thay đổi không chỉ đến từ chủ trương đúng đắn của cấp ủy, chính quyền mà còn là kết quả của sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng từ người dân. Những vùng đất lúa kém hiệu quả trước đây giờ đây đã "thay áo mới” bằng những vườn cây ăn quả, ruộng rau màu cho giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần.

Xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Nghĩa Lộ. Theo Bà Đỗ Thị Thanh Nga - Phó bí thư, Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ "Chính quyền thị xã đã rà soát, đánh giá toàn bộ diện tích canh tác, đặc biệt là những vùng không chủ động được nguồn nước để chuyển đổi sang các loại cây chịu hạn, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu như rau màu ngắn ngày, cây ăn quả, cây lấy hạt. Tổng diện tích chuyển đổi hàng năm đạt khoảng 20 ha".

Ông Lường Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Thạch Lương cho biết "Việc chuyển đổi đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa và thu hút doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến liên kết tiêu thụ sản phẩm".

Tại thôn Co Hả, chị Hà Thị Toán là một trong những nông hộ tiêu biểu mạnh dạn chuyển đổi sang trồng bí đỏ lấy hạt trên diện tích 1.500 m². Nhờ liên kết với Công ty Tân Lộc Phát trong bao tiêu sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật, gia đình chị đã có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Theo chị Toán, mô hình này không chỉ giúp tăng thu nhập mà còn tạo tâm lý yên tâm sản xuất cho người dân.

Tương tự, chị Hà Thị Đức ở thôn Nậm Tọ cũng khẳng định "Sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, cùng các cơ chế hỗ trợ thiết thực đã tạo điều kiện để người dân thay đổi tư duy sản xuất, từng bước áp dụng khoa học kỹ thuật và hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô nhỏ, gắn với thị trường".

Không chỉ Thạch Lương, xã Thanh Lương cũng là địa phương thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp. Từ năm 2016 đến nay, xã đã chuyển đổi gần 30 ha đất ruộng kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao. Nhờ sự chủ động của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức cho người dân, xã đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, trong đó có tổ hợp tác trồng ớt xuất.

Chị Nông Thị Nga - Tổ phó THT trồng ớt xuất khẩu, xã Thanh Lương, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ "Trồng ớt cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn cây lúa. Tổ hợp tác của chúng tôi được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, giống và bao tiêu đầu ra nên rất yên tâm sản xuất”.

Câu chuyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Nghĩa Lộ đang khẳng định rằng, khi "ý Đảng” hòa quyện cùng "lòng dân” những đổi thay tích cực không chỉ được thể hiện qua những con số tăng trưởng hay diện tích chuyển đổi, mà còn thể hiện ở sự thay đổi trong tư duy sản xuất, ở những cánh đồng hồi sinh và niềm tin ngày càng vững chắc của người dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng.

Hành trình ấy vẫn đang tiếp diễn – hành trình xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, đưa nghị quyết của Đảng thực sự thấm sâu vào cuộc sống người dân vùng cao Nghĩa Lộ.

Thùy Hương (Trung tâm TT&VH Thị xã  Nghĩa Lộ)

Tags Nghĩa Lộ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Các tin khác
Cán bộ thú y hướng dẫn người chăn nuôi phun khử trùng tiêu độc trước khi tái đàn.

Hiện nguy cơ bùng phát, lây lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi tương đối cao trong khi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn phổ biến. Trước tình hình đó, ngành chuyên môn, chính quyền địa phương tỉnh đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch, đồng thời kêu gọi người dân chủ động tiêm phòng, tiêu độc khử trùng và không giấu dịch, bán chạy lợn ốm. Chỉ khi mỗi hộ chăn nuôi ý thức được vai trò của mình trong bảo vệ đàn vật nuôi, mới có thể tạo thành “lá chắn” vững vàng trước dịch bệnh.

Trang trại cá tầm của chị Nguyễn Thị Lân thu tiền tỷ hàng năm nhờ nuôi cá tầm thương phẩm và cá tầm giống.

Tận dụng tiềm năng, lợi thế tại địa phương, một số hộ dân ở thôn Làng Bang, xã Đại Sơn, huyện Văn Yên đã phát triển nuôi loài cá được mệnh danh là “loài cá của nữ hoàng” - đó là cá tầm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi cá nước lạnh đặc sản tại địa phương còn nhiều khó khăn này.

Với tinh thần dám nghĩ dám làm, chị Nông Thị Vươn – Hội viên phụ nữ thôn Sơn Nam, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên đã mạnh dạn thử nghiệm mô hình trồng ớt xanh Hàn Quốc trên diện tích 3.600m² bước đầu cho thấy tiềm năng kinh tế đáng ghi nhận.

Cán bộ Chi nhánh Ngân hàng chính sách huyện Mù Cang Chải giải ngân vốn vay cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Yên Bái hiện đang triển khai 17 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ đạt trên 5.706 tỷ đồng, tăng 216 tỷ đồng so với năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục