Lâm trường Thác Bà: Vững vàng trong cơ chế mới

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sau khichuyển sang hoạt động theo mô hình mới, sản xuất kinh doanh của Lâm trường Thác Bà luôn ổn định và có bước phát triển, đảm bảo mọi chế độ cho người lao động và đóng góp nghĩa vụ thuế với nhà nước năm sau cao hơn năm trước.

Công nhân Lâm trường Thác Bà gieo ươm bạch đàn mô chuẩn bị cho trồng rừng vụ Xuân năm 2008.
Công nhân Lâm trường Thác Bà gieo ươm bạch đàn mô chuẩn bị cho trồng rừng vụ Xuân năm 2008.

Trong khi nhiều lâm trường của tỉnh đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giải quyết các chế độ cho người lao động và xây dựng phương án chuyển đổi hoạt động sang mô hình mới, theo tinh thần Nghị quyết số 28- TU ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông- lâm trường quốc doanh thì Lâm trường Thác Bà lại có bước đi thích hợp, sẵn sàng chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. Sản xuất kinh doanh luôn ổn định và có bước phát triển, đảm bảo mọi chế độ cho người lao động và đóng góp nghĩa vụ thuế với nhà nước năm sau cao hơn năm trước.

 

Đưa chúng tôi đi thăm những đồi bạch đàn mô, keo lai trên đảo hồ xanh vút tầm mắt. Anh Vương Quốc Đạt- Giám đốc Lâm trường Thác Bà cho biết: “Tuy Lâm trường chưa chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, nhưng thực tế nhiều năm nay, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường như một công ty, vì không còn được hưởng các chính sách ưu đãi như trước nữa”.

 

Tuy gặp còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng phương án chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, song lâm trường đã nhanh chóng xây dựng phương án chuyển đổi hoạt động theo hình công ty ngay từ giữa năm 2006.

 

Cùng với việc trình duyệt phương đổi mới hoạt động, đơn vị đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức; giải quyết cho 19 công nhân đã cao tuổi nghỉ chờ chế độ hưu theo Nghị định 41 của Chính phủ với số tiền là trên 876 triệu đồng; phối hợp với Sở Tài nguyên- Môi trường đo đạc, quy hoạch lại đất đai.

 

Theo Quyết định 392 của UBND tỉnh, lâm trường được sử dụng 1.800 ha đất để trồng rừng kinh doanh, nhưng thực tế qua đo đạc lại, đơn vị chỉ có 1.129 ha, còn 671 ha Lâm trường không thu được vì diện tích này là rừng phòng hộ ít xung yếu, vì vậy người dân đang xin để chuyển sang trồng rừng kinh tế. Sau khi đo đạc lại đất đai, Lâm trường đầu tư giống cây bạch đàn mô, keo lai, giao khoán toàn bộ diện tích 1.129 ha cho công nhân ở các đội trồng, chăm sóc, bảo vệ. Mặt khác, từ cuối năm 2005, Lâm trường không giao khoán cho các đội khai thác nữa mà tổ chức bán đấu giá cây đứng từng lô rừng một nên đã giảm được thất thoát mỗi lô từ 25- 30% trị giá.

 

Trước đây, 1 ha rừng của Lâm trường khi chưa bán đấu giá chỉ thu được từ 28- 35 triệu đồng, khi chuyển sang hình thức bán đấu giá thu được từ 40- 50 triệu đồng/ha. Hình thức bán đấu giá không chỉ giảm thất thoát về tài chính mà đơn vị không phải đi tìm đầu ra mỗi khi khai thác và tiết kiệm được cước vận chuyển, chi phí bán hàng...

Với sự năng động, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm nên kết quả sản xuất kinh doanh của Lâm trường Thác Bà năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2006, trồng mới được 97,4 ha rừng kinh tế; khai thác 128,9 ha rừng kinh tế; tiêu thụ 8.907 m3 gỗ, doanh thu đạt 3 tỷ 656,6 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước được 566,73 triệu đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 950 ngàn đồng/ người/ tháng. Năm 2007, trồng mới được 152 ha rừng kinh tế; thu mua khai thác tiêu thụ được trên 9.064 m3 gỗ, doanh thu đạt 4 tỷ 273 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 716 triệu đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Từ tiền lợi nhuận hàng năm, Lâm trường đã đầu tư làm được 5 km đường đi vào các khu rừng khó khai thác với trị giá trên 90 triệu đồng. Năm 2007, Lâm trường đầu tư 140 triệu đồng mua 4 thuyền máy giao cho các đội quản lý, chở công nhân đi làm, tuần tra bảo vệ rừng và làm 4 bè nổi cho các đội trên hồ nuôi cá lồng, tăng thêm thu nhập...

 

Những kết quả mà cán bộ, công nhân Lâm trường Thác Bà đạt được là rất đáng khi nhận. Hiện nay, Lâm trường đang hoàn chỉnh phương án chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, các ngành chức năng và Ban đổi mới doanh nghiệp của tỉnh cần sớm có hướng dẫn để Lâm trường Thác Bà và các lâm trường khác trong tỉnh hoàn thiện thủ tục, để năm 2009, các lâm trường trong đều chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần mà UBND tỉnh đã quy định.

 

Trường Phong  

Các tin khác
Đàn bò của dự án.

YBĐT - Từ năm 2004 đến năm 2006, bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện ba dự án mô hình giảm nghèo bền vững: phát triển đàn trâu, bò sinh sản tại một số địa phương.

Giá vật liệu xây dựng lên cao, ảnh hưởng tới tiến độ thi công các công trình.

YBĐT - Khi giá xăng, dầu tăng cao, kéo theo đó là giá vật liệu xây dựng cũng tăng theo, gây khó khăn cho các đơn vị thi công trong lĩnh vực XDCB. Nhiều công trình bị lỗ hàng tỷ đồng, đơn vị thi công khóc dở mếu dở sau khi ký hợp đồng...

YBĐT - Thực hiện Quyết định số 6969 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/12/2007 tại thành phố Hải Phòng đã diễn ra lễ bàn giao Công ty Vật tư nông nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Yên Bái về Tập đoàn Công nghiệp tầu thuỷ Việt Nam. Dự lễ bàn giao về phía tỉnh Yên Bái có các đồng chí Phạm Duy Cường - ủy viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, lãnh đạo các sở: Tài chính vật giá, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Làm đường vào khu di tích Hang Dơi (xã Việt Hồng - huyện Trấn Yên, Yên Bái).

YBĐT - Năm 2007, công tác sửa chữa đường bộ Trung ương và sửa chữa đường bộ địa phương được ngành GTVT Yên Bái tích cực triển khai và đạt giá trị thực hiện cả năm trên 32 tỷ 100 triệu đồng, trong đó sửa chữa đường bộ Trung ương đạt trên 19 tỷ 300 triệu, sửa chữa đường bộ địa phương đạt gần 12 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục