Văn Yên: Xây dựng những "cánh đồng 60 triệu"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nhằm từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên mỗi ha canh tác, năm 2006 huyện Văn Yên (Yên Bái) thực hiện Đề án thâm canh 1.000 ha ruộng nước đạt giá trị 45 triệu đồng/ha/năm.

Ngô cao sản trên đồng ruộng xã Yên Hợp. (Ảnh: Thanh Thủy)
Ngô cao sản trên đồng ruộng xã Yên Hợp. (Ảnh: Thanh Thủy)

Qua hai năm thực hiện, Đề án đã phát huy hiệu quả tốt. Đi đầu trong việc thực hiện Đề án là xã Đại Phác đạt 53,9 triệu/ha/năm, An Thịnh đạt 49,7 triệu... Từ đề án này đã giúp nhiều hộ dân nâng cao đời sống vươn lên làm giàu chính đáng từ đồng ruộng.

Với phương thức luân canh chủ yếu là 2 vụ lúa - một vụ ngô đông và 2 vụ lúa - một vụ rau màu thì ở phương thức luân canh "hai lúa, một ngô" trên diện tích 872 ha đã đạt giá trị thu nhập 51,6 triệu đồng/ha/năm. Phương thức luân canh "hai lúa, một rau" trên diện tích 150 ha cho giá trị thu nhập 54,9 triệu đồng ha/năm. Có thể nhận thấy trong 2 phương thức luân canh nói trên thì cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Qua sản xuất 2 vụ lúa trong vùng thực hiện Đề án của Văn Yên đạt 39,9 triệu đồng/ha. Trong đó, lúa lai năng suất cao đạt giá trị 37,4 triệu/ha chiếm 74% giá trị/ha canh tác, bà con sử dụng chủ yếu là giống Nhị ưu 838, Nghi hương 2308, VL20. Đối với lúa thuần chất lượng cao đạt 47,7 triệu đồng/ha chủ yếu là giống Chiêm hương, HT1. Cây ngô vụ đông cũng đạt năng suất 33,5 tạ/ha; giá trị đạt 11,7 triệu đồng; cây rau màu năng suất đạt 10tấn/ha cho giá trị cao hơn ngô 4,3 triệu đồng/ha. Những kết quả đó được đánh giá là rất khả quan, song theo ông Nguyễn Trung Hiền-Trưởng phòng Kinh tế huyện thì cái được lớn nhất qua hai năm thực hiện dự án là đã làm thay đổi cách nghĩ cách làm của bà con nông dân; phá vỡ cách làm ăn manh mún, tự phát. Bà con đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật đưa các giống mới vào sản xuất, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác.

Giờ đây, vụ đông đã thực sự trở thành chính vụ trên đồng đất Văn Yên. Một số xã sản xuất có diện tích lớn lại hiệu quả kinh tế cao là: An Thịnh, Đại Phác, Yên Phú, Yên Hợp, Đông Cuông… Để có được những kết quả trên, Văn Yên đã xác định khoa học kỹ thuật là then chốt và phải đi liền với tăng mức đầu tư, thâm canh. Trong quá trình thực hiện luôn luôn tăng cường sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến các xã. Các xã đã chủ động linh hoạt đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc về giống, vốn, dịch vụ khoa học kỹ thuật ngay từ cơ sở. Các dịch vụ phục vụ sản xuất đã có sự phối hợp đồng bộ, các phương án kỹ thuật được chuẩn bị sớm, đáp ứng yêu cầu thực tế của bà con nông dân. Các cơ quan, tổ chức được giao phụ trách tay ngành, tay xã thường xuyên bám sát cơ sở phối hợp cùng địa phương để chỉ đạo sản xuất kịp thời. Huyện cũng xây dựng và có nhiều chính sách như hỗ trợ  vốn , giống, khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

Tuy nhiên, trong sản xuất vẫn còn bộc lộ một số tồn tại cần được khắc phục như: việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong các công thức luân canh còn chậm; tỷ lệ gieo cấy bằng giống chất lượng cao được thị trường chấp nhận còn thấp. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ chưa thật sự tích cực và tạo thành vùng hàng hoá tập trung với khối lượng lớn; chưa chỉ đạo gieo cấy đồng bộ từng giống, từng trà lúa nên đã ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng cây trồng vụ đông. Sản xuất chưa gắn với chế biến và thị trường; một số cây rau màu vụ đông năng suất tốt, giá trị cao song sản phẩm khó tiêu thụ khi mở rộng sản xuất.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu Đề án trên diện tích 1000 ha và đạt giá trị 60 triệu đồng/ ha /năm trở lên, huyện đưa ra một số giải pháp cơ bản là: tiếp tục thâm canh tăng vụ trên đất 2 vụ lúa; tăng cường ứng dụng các giống cây trồng mới năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm cao; mở rộng và tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh mới; kỹ thuật trồng cây vụ đông trên đất ướt; bón vôi cải tạo đất, đầu tư phân bón ở mức cao và cân đối; tăng tỷ lệ lúa thuần chất lượng cao; mở rộng diện tích ngô, rau màu vụ đông; đưa mô hình trồng hoa vào sản xuất tại hai xã An Thịnh và Đại Phác; khuyến khích và có cơ chế phù hợp cho các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở chế biến nông sản, nhất là chế biến lúa, gạo, rau mầu vụ đông.

Văn Thông

 

Các tin khác
Du khách đến các diểm du lịch sinh thái của Yên Bái.

YBĐT - Mấy năm qua, hoạt động du lịch ở Yên Bái đã có những chuyển biến quan trọng. Tuy nhiên, cũng còn không ít vấn đề mà Yên Bái phải tiếp tục có biện pháp tích cực để giải quyết.

Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật HLS là đơn vị luôn được Ngân hàng ĐTPT Yên Bái tạo điều kiện giao dịch vốn vay phát triển sản xuất. (Ảnh: H.N)

YBĐT - Năm 2007, Ngân hàng đầu tư và Phát triển (BIDV) Yên Bái đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các chỉ tiêu và là năm có kết quả kinh doanh, mức độ hoàn thành kế hoạch tốt nhất trong các năm gần đây.

Nuôi nhím - một nghề mới có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(Ảnh: Linh Chi)

YBĐT - Năm 2007, Trạm Khuyến nông Lục Yên (Yên Bái) mở được 450 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT sản xuất nông lâm nghiệp cho trên 15.700 lượt hộ nông dân tham gia.

Bảo dưỡng cầu Tô Mậu (Lục Yên).

YBĐT - Năm 2007, huyện Văn Yên (Yên Bái) "được mùa" làm giao thông thôn. Những con đường liên xã, liên thôn nối dài từ vùng thấp đến vùng cao, đã góp phần quan trọng thúc đẩy giao lưu kinh tế xã hội giữa các vùng miền.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục