Du lịch Yên Bái: Cần giải pháp cho những khó khăn vốn có

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Mấy năm qua, hoạt động du lịch ở Yên Bái đã có những chuyển biến quan trọng. Tuy nhiên, cũng còn không ít vấn đề mà Yên Bái phải tiếp tục có biện pháp tích cực để giải quyết.

Du khách đến các diểm du lịch sinh thái của Yên Bái.
Du khách đến các diểm du lịch sinh thái của Yên Bái.

Theo ông Cù Đức Đua - Giám đốc sở Thương mại Du lịch Yên Bái, sau mấy năm khởi động Chương trình du lịch của tỉnh, nhất là sự phối hợp tổ chức Chương trình du lịch về cội nguồn với tỉnh Phú Thọ và Lào Cai thì đầu tư vào lĩnh vực du lịch của Yên Bái đã tăng lên.

Đã có doanh nghiệp đầu tư vào Khu trung tâm du lịch hồ Thác Bà ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình. Các điểm đến ở Vũ Linh (Yên Bình), Yên Thế (Lục Yên) và Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Toàn tỉnh có 68 cơ sở lưu trú với gần 1.200 buồng, trên 2.000 giường (tăng 2 lần so với 2004). Năm vừa qua, tỉnh Yên Bái đón gần 183 ngàn lượt khách, đạt doanh thu trên 49 tỷ đồng. Nhờ liên kết du lịch, hoạt động thương mại phát triển, với mức tăng chung của ba tỉnh khoảng 25%.

 

Ông Cù Đức Đua - Giám đốc Sở Thương mại du lịch Yên Bái.

- Theo ông còn những khó khăn nào trong phát triển du lịch ở Yên Bái?

Cũng giống như hai tỉnh bạn, chúng tôi cho rằng: cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn thấp kém. Các doanh nghiệp ở Yên Bái chưa thực sự nhập cuộc và đóng góp vào làm du lịch, còn trông chờ rất nhiều vào Nhà nước. Thêm nữa là tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch còn rất kém.

- Tính chuyên nghiệp kém, có phải ông muốn nói tới đội ngũ làm du lịch?

Không hoàn toàn như vậy! Nhưng chúng tôi biết trong hơn 1.000 người phục vụ trong lĩnh vực du lịch thì có gần nửa chưa qua đào tạo. Nhiều trường hợp nhân viên đó chỉ là người nhà (người nhà của chủ cơ sở kinh doanh - PV). Chính vì vậy việc bố trí buồng, bàn, phòng ăn dưới con mắt của những người làm du lịch còn nhiều vấn đề chưa đạt yêu cầu, không có nghề.

Nhân viên không phân biệt được đối tượng phục vụ, tình trạng ăn uống đơn điệu còn khá phổ biến. Chưa nói đến chuyện khách đến Yên Bái không biết mua đồ lưu niệm như thế nào? ở đâu? Bên cạnh đó, hướng dẫn viên (đúng hơn là thuyết minh du lịch) trình độ thấp, thiếu am hiểu lịch sử, văn hóa địa phương.

- Ông lý giải tình trạng này thế nào?

Chúng ta đang ở những bước ban đầu. Những người giỏi làm du lịch ở Yên Bái khó có được thu nhập tương xứng. Đội ngũ hiện tại chưa làm việc thường xuyên, không ít người được đào tạo lại bị chi phối bởi hoàn cảnh gia đình. Chính các doanh nghiệp thì chưa quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ.

Mặc dù năm nào, ngành thương mại du lịch cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các nhà hàng khách sạn, rồi phối hợp với các cơ sở giáo dục để đào tạo vài chục đến hàng trăm nhân viên phục vụ và thuyết minh du lịch nhưng các yếu tố trên đã ảnh hưởng nhiều đến công việc của họ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm hơn đến đào tạo đội ngũ, tăng cường kiểm tra nhân viên để chấm điểm, áp tiêu chí đội ngũ vào việc xếp hạng cơ sở; tiến tới có thể tổ chức các cuộc thi…

- Tình trạng này có phải do chúng ta chưa hình thành sản phẩm du lịch, thưa ông?

Những gì du lịch Yên Bái có được còn ở mức chưa tương xứng với tiềm năng, nhưng theo tôi không thể vội khi muốn có một sản phẩm du lịch. Vì điều đó đòi hỏi phải là cái mới, lạ ở mức độ cao hơn những gì nơi khác có; rồi phải tạo sự liên ngành, liên vùng trong hình thành một sản phẩm du lịch. Phải làm sao để du khách được đi đến, được hướng dẫn, ăn ở tốt, phong cảnh hấp dẫn và giá cả phù hợp với du khách.
Nhưng phải nhận thấy rằng, Yên Bái cũng cần có nhiều hơn nữa sự đầu tư cho phát triển du lịch. Làm sao để thông tin về tiềm năng du lịch Yên Bái đến với nhiều nhà đầu tư; làm sao để có những kỹ năng biến sản xuất nông nghiệp, hay sinh hoạt văn hóa - tâm linh trở thành những sản phẩm của ngành du lịch; làm sao những điểm đến có thể giữ chân du khách, để họ có khoảng thời gian lưu trú, tìm hiểu, khám phá.

Trước mắt, Lễ khai mạc Chương trình du lịch về cội nguồn 2008 với chủ đề "Về cội nguồn - nơi sắc màu tiềm ẩn" là một trong những hoạt động quan trọng của du lịch Yên Bái nhằm tiến tới mục tiêu đó.

- Xin cảm ơn ông!

Quang Tuấn

Các tin khác
Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật HLS là đơn vị luôn được Ngân hàng ĐTPT Yên Bái tạo điều kiện giao dịch vốn vay phát triển sản xuất. (Ảnh: H.N)

YBĐT - Năm 2007, Ngân hàng đầu tư và Phát triển (BIDV) Yên Bái đạt được những kết quả khá toàn diện trên tất cả các chỉ tiêu và là năm có kết quả kinh doanh, mức độ hoàn thành kế hoạch tốt nhất trong các năm gần đây.

Nuôi nhím - một nghề mới có triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(Ảnh: Linh Chi)

YBĐT - Năm 2007, Trạm Khuyến nông Lục Yên (Yên Bái) mở được 450 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT sản xuất nông lâm nghiệp cho trên 15.700 lượt hộ nông dân tham gia.

Bảo dưỡng cầu Tô Mậu (Lục Yên).

YBĐT - Năm 2007, huyện Văn Yên (Yên Bái) "được mùa" làm giao thông thôn. Những con đường liên xã, liên thôn nối dài từ vùng thấp đến vùng cao, đã góp phần quan trọng thúc đẩy giao lưu kinh tế xã hội giữa các vùng miền.

Ruộng hạn ở xã Vĩnh Kiên (Yên Bình).

YBĐT - Toàn huyện Yên Bình (Yên Bái) hiện có 81 ha ruộng nước hạn hán, trong đó xã Cẩm Nhân 15 ha, thị trấn Thác Bà 11 ha, xã Bạch Hà và Vĩnh Kiên mỗi xã 6ha, còn lại rải rác trung bình mỗi xã từ 4 đến 5 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục