Yên Bái sản xuất công nghiệp 2008: Có về đích đúng hẹn?
- Cập nhật: Thứ sáu, 10/10/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Mặc dù gặp không ít khó khăn, song vài năm trở lại đây sản xuất công nghiệp Yên Bái liên tục giành được những thắng lợi quan trọng tạo đà cho phát triển. Phát huy kết quả đó, năm 2008 này công nghiệp Yên Bái phấn đấu đạt giá trị sản xuất trên 1.800 tỷ đồng, con số cao nhất từ trước đến nay.
Sản xuất giấy vàng mã ở Công ty cổ phần Yên Sơn.
|
Tuy nhiên trong những tháng đầu năm chỉ số lạm phát tăng cao, ngành ngân hàng thực hiện thắt chặt tiền tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, khí hậu thời tiết bất lợi, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề, một số dự án công nghiệp trọng điểm vẫn chưa đi vào sản xuất ổn định. Những khó khăn đó công nghiệp Yên Bái có về đích đúng hẹn!
Khó khăn chồng chất khó khăn, tỉnh, ngành công nghiệp, các doanh nghiệp đã tích cực tìm nhiều biện pháp tháo gỡ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo của Sở Công thương cho đến hết tháng 9 giá trị sản xuất toàn ngành đạt 1.165 tỷ đồng bằng 64,7% kế hoạch năm. Trong đó, công nghiệp Trung ương quản lý đạt trên 334 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch; công nghiệp địa phương quản lý trên 343 tỷ đồng bằng 54,6% kế hoạch (khối huyện thị 486 tỷ đồng, bằng 89% kế hoạch); công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt chưa đầy 23 tỷ đồng và bằng 53% kế hoạch.
Các sản phẩm chủ yếu và sản xuất, kinh doanh với số lượng lớn là; đá vôi bột 207.732 tấn, gạch xây dựng trên 124 triệu viên, Felspat bột trên 121 ngàn tấn, chè chế biến trên 17 ngàn tấn...còn lại hầu hết các mặt hàng sản xuất vốn được coi là thế mạnh của Yên Bái lại đạt rất thấp so với kế hoạch; quặng sắt 47.535 tấn, bằng 23,8% so kế hoạch; tinh bột sắn gần 11 ngàn tấn, bằng 53,5% kế hoạch; xi măng + Clinker 235.223 tấn, bằng 32,4% kế hoạch.
Lý giải cho tốc độ sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng do một số doanh nghiệp bị thiệt hại do lũ, lụt trong cơn bão số 4 như: Công ty May xuất khẩu, Công ty TNHH chè Tân Thành. Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là do tình hình sản xuất của Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình vẫn chưa đi vào sản xuất ổn định; sản xuất giấy đế, giấy vàng mã, đũa tre do khó khăn nguyên liệu. Công ty TNHH Đông Thái Dương và Lâm trường Lục Yên là hai đơn vị sản xuất giấy vàng mã, giấy xuất khẩu có giá trị lớn lại tạm dừng sản xuất với nhiều lý do.
Bên cạnh đó, 9 tháng qua hầu hết các đơn vị sản xuất đều gặp khó khăn do giá cả, nguyên vật liệu biến động tăng liên tục, hệ thống giao thông, nhất là tuyến đường Quốc lộ 70 xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến vận chuyển nguyên liệu. Tình hình biến động giá cả, chỉ số lạm phát tăng cao, ngân hàng thắt chặt tiền tệ doanh nghiệp khó khăn về tài chính. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ở Yên Bái vốn đã không mạnh về tiềm lực tài chính nay ngân hàng thắt chặt tiền tệ, cho vay theo hạn mức, lãi xuất cao nhiều doanh nghiệp lao đao khốn khó ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong những ngày đầu tháng 7, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè không có tiền mà mua nguyên liệu, tỉnh, ngành ngân hàng phải vào cuộc để “cứu” doanh nghiệp. Bên cạnh đó tình hình triển khai các dự án sản xuất công nghiệp, nhất là các dự án trọng điểm chậm, thậm chí có những dự án UBND tỉnh phải thu hồi giấy phép. Nhiều dự án chậm do năng lực quản lý, tài chính của chủ đầu tư không cao, một số đơn vị năng lực có hạn lại được giao đầu tư nhiều dự án dẫn đến đầu tư dàn trải.
Thời gian còn lại của năm chưa đầy 3 tháng, muốn thực hiện hoàn thành kế hoạch như vậy mỗi tháng sản xuất công nghiệp phải đạt trên 211 tỷ đồng một công việc hết sức nặng nề. Vậy ngành công nghiệp phải làm gì và đâu là giải pháp? Trước mắt ngành công nghiệp cần phối hợp với các huyện, thị, thành phố các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nắm bắt tốt tình hìnôtsanr xuất kinh doanh của địa phương, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn để có những giải pháp tham mưu cho UBND tỉnh, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất. Hơn ai hết chủ thể là các doanh nghiệp phải tự mình tìm ra những giải pháp tiết kiệm chi phí gián tiếp, tiết kiệm điện, than, dầu và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng cho thị trường. Tập trung vào sản xuất các mặt hàng địa phương có lợi thế có thị trường tiêu thụ tốt như xi măng, giấy đế, giấy vàng mã, chè, tinh bột sắn, khai thác chế biến khoáng sản ...
Đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tổ chức tốt công tác thu mua nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất, nhất là các doanh nghiệp chè. Doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản phát huy tối đa năng lực khai thác và chế biến hoàn thành kế hoạch được giao. Vấn đề tiên quyết là chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, nghiên cứu, tính toán kỹ định mức kinh tế kỹ thuật, áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tiết kiệm tối đa chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Các khu công nghiệp khối huyện thị đã được quy hoạch đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Đôn đốc, giám sát các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình, tiểu dự án để đưa vào sản xuất đúng thời hạn. Tích cực đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị.
Biết vượt qua những khó khăn, thách thức cùng hướng chỉ đạo phù hợp và sự nỗ lực cao độ trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp chắc chắn sản xuất công nghiệp năm 2008 về đích đúng hẹn
Thanh Phúc
Các tin khác
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo triển khai 5 giải pháp cơ bản bảo đảm an toàn các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Chỉ đạo trên vừa được Thống đốc ban hành ngày 9/10 qua Chỉ thị số 05/2008/CT-NHNN.
Chiều 9.10, Tổng công ty đường sắt Việt Nam chính thức thông báo điều chỉnh giá vé tàu Tết Kỷ Sửu 2009. Theo đó, giá vé tàu Thống Nhất số chẵn chiều từ TP.HCM - Hà Nội trước Tết vào dịp cao điểm (từ 17 - 23.1.2009, tức từ 22 - 28 tháng Chạp năm Mậu Tý) và các đoàn tàu số lẻ chiều Hà Nội - TP.HCM sau Tết (từ 29.1 - 16.2.2009 tức từ 4 - 22 tháng Giêng Kỷ Sửu) sẽ tăng bình quân từ 10% - 25% giá vé ghế ngồi, riêng giá vé toa nằm mềm điều hòa chỉ tăng 10% so với hiện hành.
YBĐT - Cây Sơn tra là loài cây bản địa, thân gỗ, sống lâu, cao khoảng 7 đến 10 mét, gỗ cứng có thể dùng làm nhà cửa sau khi cây già cỗi, lá mềm tự phân huỷ nhanh, đây là một ưu điểm ít gây cháy rừng. Nếu chăm sóc tốt khoảng 5 năm đến 6 năm có thể cho thu hoạch quả và cây Sơn tra có thể sống tới trên 60 năm tuổi.
YBĐT - Đến nay, 12/12 xã thị trấn của huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã có đường ô tô đến trung tâm, 46/69 thôn bản có đường ô tô và xe máy. Huyện còn có 14 cầu treo, 8 cầu bê tông cốt thép qua suối. Đáng nói hơn đó là, chất lượng đường tiếp tục được nâng lên.