Mù Cang Chải: Người dân đã biết dùng rơm nuôi gia súc
- Cập nhật: Thứ tư, 29/10/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Giữa tháng 10 là thời điểm đang gặt rộ, chúng tôi đã trở lại Mù Cang Chải và đâu đâu cũng bắt gặp bà con người Mông hồ hởi xuống đồng. Điều là sau khi gặt xong, bà con thu dọn rơm mang về chất đống tại lều, điều mà trước nay bà con người Mông chưa từng làm.
Ngày mùa ở vùng cao. (Ảnh: Bùi Xuân Đông)
|
Ông Vàng A Giàng ở bản Mí Háng Tâu, xã Púng Luông nói: "Trời đã lạnh nên cỏ cây ở trên này đang héo úa dần, ngày một khan hiếm và đến mùa khô là trâu, bò sẽ không còn thức ăn nữa nên cây rơm có nhiều tác dụng lắm đấy! Nó làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa, dê vào mùa khô và đan thành phên lợp lên mái và che xung quanh chuồng, trại cho gia súc vào mùa đông để chống rét...”. Chị Chang Thị Của, một hộ gia đình khá giả, có nhiều trâu, bò ở bản Dế Su Phình A, xã Dế Su Phình thì khẳng định rơm là nguồn thức ăn quý giá: "Nếu không tích trữ rơm thì mấy con trâu bò nhà tôi đã chết hết rồi. Ở đây có một số nhà do không chủ động dự trữ thức ăn cho gia súc nên đợt rét đậm rét hại đầu năm, trâu bò của họ bị chết sạch không còn con nào”.
Bà con làm cách nào cho gia súc ăn rơm được dễ dàng? Ông Giàng Sống Của ở bản Hấu Đề, xã La Pán Tẩn đã giới thiệu cho chúng tôi biết về cách làm truyền thống của họ: “Cây rơm vào mùa khô nó dai lắm. Trước khi cho gia súc ăn phải dùng dao băm hoặc dao thái để thái rơm ngắn thành từng khúc nhỏ dài khoảng từ 2 đến 5 cm. Sau đó, pha nước muối loãng phun, trộn đều lên đống rơm vừa thái xong và ủ khoảng nửa tiếng trước khi cho trâu, bò ăn”.
Cây rơm không chỉ để làm thức ăn cho trâu, bò, ngựa, dê mà còn có thể ủ ấm cho lợn, gà.
Đến xã Chế Cu Nha, chúng tôi vào thăm nhà anh Hờ A Hừ ở bản Háng Tầu Dê, là một trong những hộ hộ nông dân làm kinh tế giỏi của xã. Chuồng, trại anh vừa mới được quây kín bằng rơm còn thơm lừng hương lúa mới. Anh Hừ cho biết, ở Mù Cang Chải mùa rét đã về. Anh rút kinh nghiệm các đợt rét bất thường vừa qua, bây giờ phải để tâm chủ động trước mùa rét đậm, nếu không sẽ trắng tay. Vì theo cách suy đoán của anh là có khả năng trời sẽ rét đậm như năm ngoái hoặc có thể kéo dài, bởi năm nay đã cho thấy xuất hiện nhiều trận mưa lũ lớn làm thiệt hại tới mùa màng. Theo anh, chủ động sẽ không bao giờ thừa.
Hiện nay, Mù Cang Chải có tổng đàn gia súc 44.018 con, trong đó trâu 8.057 con, bò 5.810 con, ngựa 1.498 con, dê 6.307 con, lợn 22.346 con, đàn gia cầm gần 79.200 con. Nếu như người dân ai cũng chủ động phòng chống rét như những nơi chúng tôi đã đến thì chắc chắn trong mùa rét tới sẽ giảm đáng kể thiệt hại về gia súc do thời tiết gây ra.
Sùng Đức Hồng
Các tin khác
Sáng 29/10, Công ty sở hữu chỉ số chứng khoán toàn cầu (Russell Investments) gồm 60 Chủ tịch, Tổng giám đốc các tổ chức tài chính lớn trên thế giới, với tổng tài sản quản lý tới 12.000 tỷ USD sẽ đến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị thống kê khối lượng xi măng, clanhke sản xuất và tiêu thụ các tháng 8, 9, 10 năm 2008 nhằm tìm giải pháp bình ổn thị trường xi măng, cân đối cung-cầu cho các vùng miền, giảm bớt nhập siêu.
Giá vàng thế giới đầu giờ sáng 29/10 (giờ Việt Nam) đã tăng mạnh trở lại. Giá vàng trong nước tăng nhẹ theo do chênh lệch giá trong nước và ngoài nước rất lớn và thị trường ảm đạm.
YBĐT - Qua hơn 4 năm thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN - bổ sung, sửa đổi) và sau 2 năm thực hiện Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC ngày 06/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (KBNN), cán bộ KBNN Yên Bái đã nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt chức năng quản lý quỹ NSNN, bám sát dự toán thu NSNN, phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu tập trung nhanh chóng, kịp thời các khoản thu vào NSNN, niêm yết công khai các thủ tục quy trình thu để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thực hiện nghĩa vụ với NSNN.