Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình: Đảm bảo an toàn trong sản xuất
- Cập nhật: Thứ sáu, 27/3/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Năm 2008, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình (Yên Bái) tiếp nhận dây chuyền công nghệ dự án xi măng Yên Bình; tiến hành chạy thử và đã nhanh chóng làm chủ vận hành được tất cả các thiết bị trong dây chuyền công nghệ mà không cần có chuyên gia hướng dẫn. Nhà máy sớm đi vào hoạt sản xuất ổn định, đạt công suất thiết kế và đảm bảo tuyệt đối an toàn. Trong quá trình sản xuất, nhất là đối với dây chuyền công nghệ hiện đại hiện nay, Công ty rất chú trọng công tác an toàn lao động với phương châm: “Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất”.
Dây chuyền sản xuất bao bì xi măng Yên Bình. (Ảnh: Quang Thiều)
|
Khi lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, Công ty đồng thời lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ-PCCN), thành lập Ban chỉ đạo công tác ATVSLĐ-PCCN, cử cán bộ chuyên trách công tác an toàn lao động (ATLĐ), củng cố mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên và lực lượng phòng chống cháy nổ; tuyên truyền giáo dục về ATLĐ. Công ty chủ yếu phổ biến hướng dẫn cho cán bộ viên chức học tập Bộ Luật lao động, trong đó có chương 9 về ATVSLĐ, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 qui định một số điều chi tiết của Bộ luật lao động về ATVSLĐ và nhiều qui định liên quan đến ATLĐ của địa phương. Nhà máy Xi măng Yên Bình là nhà máy lớn, công nghệ hiện đại, điều khiển hoạt động theo qui trình tự động hoá, tính chất kỹ thuật phức tạp, phạm vi hoạt động sản xuất rộng với 412 lao động trực tiếp sản xuất. Vì vậy, Công ty đặc biệt chú trọng đến khâu an toàn kỹ thuật.
Kế hoạch về ATLĐ của Công ty hàng năm đều xây dựng nội dung kế hoạch kỹ thuật ATLĐ cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc. Khi giao nhiệm vụ sản xuất cho các đơn vị luôn kèm theo biện pháp thực hiện công tác ATLĐ, nhất là công tác sửa chữa thiết bị máy móc định kỳ cũng như xử lý sự cố. Công nhân được phổ biến phương án, biện pháp đảm bảo ATLĐ cũng như hướng dẫn qui đình, qui phạm lao động, từng phân xưởng gắn trách nhiệm và quyền lợi cho những cá nhân phụ trách như trưởng ca, trưởng kíp sản xuất.
Đồng thời, Công ty luôn đầu tư những trang thiết bị phục vụ đắc lực cho việc thực hiện ATLĐ. Các phương tiện PCCN được trang bị đầy đủ như: bình CO2, xây dựng hệ thống đường ống nước có vòi chống cháy cao áp, hệ thống phòng báo cháy tự động ở nhà Trung tâm điều khiển, ở nhà kho chứa các thiết bị quan trọng, trang bị các dụng cụ PCCN thông thường như: thang, câu liêm, thùng cát, chăn phòng cháy. Toàn Công ty không để xảy ra vụ tai nạn cháy, nổ nào thời gian qua. Ngoài ra, Công ty còn thường xuyên nhắc nhở cán bộ công nhân viên chức thực hiện an toàn trong sinh hoạt như: đun nấu, an toàn điện, thường xuyên kiểm tra đôn đốc các phân xưởng thực hiện nghiêm túc việc sử dụng điện an toàn, đặc biệt là các kho xăng dầu nội bộ phải thực hiện nghiêm ngặt nội qui chống cháy, nổ. Thực hiện phong trào “xanh, sạch, đẹp” nhằm đảm bảo vệ sinh lao động. Công ty đề ra các tiêu chí thi đua trong toàn thể cán bộ công nhân viên và phát động thường xuyên phong trào trồng cây xanh, cây cảnh. Hàng tháng, Ban an toàn của Công ty chấm điểm ATVS các đơn vị xưởng sản xuất, gắn với việc khen thưởng định kỳ cho các đơn vị và cá nhân...
Nhờ xác định đúng được vai trò của công tác ATVSLĐ-PCCN và thực hiện nghiêm túc công tác này mà khi đi vào sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình đã hạn chế được thấp nhất tai nạn lao động xảy ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất.
T.H
Các tin khác
Giới phân tích dự báo, giá các loại xe đa dụng (6-9 chỗ ngồi) sẽ tăng khá mạnh, khoảng 12-23% còn giá các loại xe 5 chỗ ngồi trở xuống được chia làm ba hướng, giữ nguyên, tăng nhẹ và giảm nhẹ.
YBĐT - Mặc dù gặp bất lợi về thời tiết nhưng từ đầu năm đến nay, các cán bộ, kỹ sư Trại Giống thuỷ sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) vẫn sản xuất được 5,6 triệu cá giống các loại, trong đó có 3 triệu cá chép thường, 1,6 triệu cá chép lai và 1 triệu cá trắm cỏ và mè. Trạm cũng đã cung cấp cho nhân dân 2 vạn rô phi đơn tính, 19 vạn cá vược và 600 kg cá trôi giống.
YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi, kinh tế chậm phát triển; trên 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp; thu nhập chủ yếu của người dân là trồng trọt và chăn nuôi; trong đó, tỷ trọng chăn nuôi so với sản xuất nông lâm nghiệp còn thấp, mới chiếm 26%; quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các hộ, chăn nuôi tập trung chưa phát triển mạnh.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có các công văn đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố phối hợp các sở, ngành, hiệp hội ngành nghề ở địa phương; chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại (NHTM) đánh giá tình hình thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất trong tháng 2 và 3.