Tích Cốc sẽ thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/4/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cách đây hơn 10 năm, xã Tích Cốc (Yên Bình) là vùng đất xa xôi, cách trở vì ngày ấy con đường Đông hồ Thác Bà chưa được nâng cấp, đi lại khó khăn, đến xã Tích Cốc chủ yếu đi bằng đường thuỷ qua hồ Thác Bà. Giờ đây đường đã êm thuận, nhưng Tích Cốc vẫn chưa giàu.

Chợ phiên ở xã Tích Cốc (huyện Yên Bình).
Chợ phiên ở xã Tích Cốc (huyện Yên Bình).

Hiện xã vẫn còn 28% số hộ đói nghèo, năm 2008 vẫn phải nhận trợ cấp của Nhà nước trên 9.000 kg gạo cứu đói. Câu hỏi bao giờ Tích Cốc hết nghèo trở thành nỗi day dứt của Đảng bộ, chính quyền xã.

Là xã đặc biệt khó khăn, Tích Cốc có 2.014 nhân khẩu và phần đông là đồng bào Dao, Tày... sinh sống. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Đảng bộ xã xác định tập trung phát triển nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Bí thư Đảng ủy xã, ông Nguyễn Đức Tăng, dân tộc Dao tâm sự: “Với một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như Tích Cốc, những tập quán lạc hậu vẫn hằn trong nếp nghĩ thì việc vận động nhân dân phát triển kinh tế là hết sức khó khăn. Chỉ đơn cử như việc đưa giống lúa mới năng suất cao vào gieo cấy mà phải nhiều năm xã mới thực hiện thành công”.

Cũng qua ông Tăng được biết, tất cả 5 thôn trong xã như: Ngòi Sửu, Ngòi Quán, Khe Hoài, Lĩnh Tốc, Kéo Xa đều được chi bộ thôn phân công đảng viên phụ trách nhóm hộ để hướng dẫn, giúp đỡ phát triển kinh tế hộ, xoá đói giảm nghèo. Thấy rõ khó khăn về điều kiện tự nhiên của mình vì toàn xã có tổng diện tích tự nhiên tới 1.509 ha nhưng chỉ có 146,32 ha ruộng cấy cả năm, Tích Cốc đã tập trung vào thâm canh lúa. Năm 2008, năng suất lúa cả năm của xã đã đạt 90 tạ/ha, tăng 6 tạ/ha so với năm trước. Tận dụng đất soi bãi, xã còn vận động nhân dân trồng 24 ha ngô, 100 ha sắn, 15 ha khoai, đậu đỗ các loại và 12 ha lạc.

Thế mạnh kinh tế đồi rừng đã mở. Cùng với khai thác 10 ha rừng trồng, nhân dân trong xã còn trồng mới được 55 ha rừng nguyên liệu. Do tích cực vận động nhân dân phát triển mạnh chăn nuôi lợn theo qui mô lớn và đàn đại gia súc, giờ đây Tích Cốc đã có đàn trâu 562 con, đàn bò 272 con và đàn lợn 1.650 con. Xã đã có những mô hình kinh tế hộ chăn nuôi lợn với qui mô trên dưới 50 con. Tận dụng khu vực có cỏ tự nhiên nơi đầu nguồn thôn Ngòi Sửu, người dân ở đây đã nuôi bò với qui mô lớn. Bò lai Sind được thay thế các giống bò địa phương trước đây vẫn nuôi. Trong xã cũng đã xuất hiện mô hình nuôi nhím của gia đình ông Hoàng Văn Huấn và đang mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế.

Năm 2009 này, cùng với duy trì phát triển ổn định diện tích các loại cây màu như: sắn, đậu, đỗ, lạc..., Tích Cốc đang phấn đấu trồng thêm 40 ha ngô. Đồng thời, xã chỉ đạo nhân dân tập trung thâm canh lúa để đưa năng suất bình quân lên 92 tạ/ha cả năm; phấn đấu đưa tổng đàn trâu lên 570 con, đàn bò lên 280 con, đàn lợn lên 1.800 con; trồng mới 40 ha rừng kinh tế.

Tích Cốc đã và đang xác định được hướng đi đúng trong phát triển kinh tế. Điều đó thể hiện qua các chỉ số kinh tế tăng theo từng năm; các chỉ tiêu đặt ra hầu hết đều đạt và vượt kế hoạch. Đất trống đồi núi trọc đã được phủ xanh bằng rừng kinh tế như: keo lai, bạch đàn mô... Cuộc sống của người dân đã từng bước được đổi thay. Khu trung tâm xã, hay những xóm thôn, những ngôi nhà xây với nhiều kiểu dáng đẹp đã mọc lên. Chợ phiên ở đây cũng đông đúc náo nhiệt với đủ loại hàng hoá. Những con đường phẳng rộng đã mở về các xóm thôn.

Tuy vậy, Tích Cốc sẽ thoát đói, nghèo nhanh hơn nếu như Đảng bộ, chính quyền xã mạnh dạn hơn nữa vào việc tổ chức đứng ra tín chấp vay vốn thông qua các tổ chức hội, đoàn thể để giúp đỡ các hộ nghèo phát triển chăn nuôi lợn với qui mô lớn để nhân rộng mô hình. Bên cạnh đó, tích cực vận động các hộ dân tận dụng đất ven suối hoặc ven đồi, hoang hoá trồng cỏ voi để nuôi trâu bò bán công nghiệp. Người dân Tích Cốc cũng đang có một mong muốn được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nâng cấp rải nhựa con đường nối từ Cảm Nhân qua xã lên Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) để tạo sự thông thương cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. 

Đào Minh

Các tin khác
Diện tích keo chết do

YBĐT - Từ trung tuần tháng 3 trở lại đây trên địa bàn thị trấn Nông trường Trần Phú, xã Sơn Thịnh, Phù Nham... huyện Văn Chấn (Yên Bái) có hàng chục ha rừng keo trồng bằng giống nhập nội bị khô lá và chết.

Tăng lương sẽ không dẫn đến tăng giá.

Chiều 7/4, trả lời báo chí xung quanh việc tăng lương từ 1/5, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: "Thực ra chúng ta chỉ điều chỉnh mức lương cho phù hợp với trượt giá mà thôi".

Nông dân xã Kiên Thành (Trấn Yên)
chăm sóc tre măng Bát Độ. (Ảnh: P.V)

YBĐT - “Tháng Giêng trồng trúc, tháng Lục trồng tiêu”, câu nói người xưa đã đúc rút qua kinh nghiệm sản xuất từ ngàn đời nay đang được người dân các xã vùng cao Trấn Yên (Yên Bái) áp dụng cho chương trình măng tre Bát Độ - một chương trình kinh tế lớn đã phát huy hiệu quả góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi các xã vùng sâu, vùng xa của huyện.

YBĐT - Lúa xuân sinh trưởng là giai đoạn gặp nhiều sâu bệnh hại. Qua kiểm tra, trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã có một số giống lúa đang bị bọ trĩ gây hại như: giống nếp N97, TB số 7, NH 2308...và một số giống tiến bộ khác, nhất là giống nếp địa phương với 25 ha ở tất cả các xã, phường, trong đó nhiễm nhẹ 18 ha, nhiễm trung bình 7 ha, mật độ từ 2.500 con – 6.000 con/m2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục