Chủ động dập dịch rầy nâu, rầy lưng trắng

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái, tính đến ngày 13/5/2009, toàn tỉnh đã có trên 1.439 ha lúa xuân bị nhiễm bệnh (chiếm 8,3% diện tích gieo cấy), trong đó đáng chú ý là dịch rầy nâu, rầy lưng trắng với diện tích trên 935ha.

Diện tích gây hại ở tất cả các huyện, thị, thành phố với mật độ trung bình 1.000m2 - 2000 con/m2 mật độ cao lên tới 3.000-4000 con/m2, cục bộ 5000-6000 con/m2, cá biệt một số diện tích lên tới 10-12 nghìn con/m2 và đã xuất hiện cháy rầy. Diện tích lúa nhiễm rầy nâu, tập trung chủ yếu tại huyện Trấn Yên 412 ha, Văn Chấn 168 ha, Trạm Tấu 77 ha, Mù Cang Chải 100 ha. Dịch đang phát triển mạnh, nếu từ nay cho đến cuối vụ, các huyện, thị và nông dân không có biện pháp phòng trừ hiệu quả thì không chỉ làm giảm năng suất, sản lượng lúa mà một số diện tích có khả năng cháy rầy gây mất trắng.

Trước diễn biến của dịch bệnh, Chi cục Bảo vệ thực vật đã cử cán bộ xuống cơ sở theo dõi để có biện pháp phòng chống kịp thời. Đồng thời, cùng  cán bộ khuyến nông triển khai các biện pháp tổ chức chỉ đạo phòng trừ có hiệu quả. Nhiều diện tích có mật độ rầy nâu cao đã được diệt trừ 2-3 lần… nên đã cơ bản khống chế được dịch bệnh, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Trong số gần 1000 ha bị nhiễm rầy thì huyện Trấn Yên dẫn đầu diện tích (tăng 3 lần so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhẹ 301 ha, trung bình 89,7ha, nặng 21, 845ha, cháy nặng 0,05ha, tập trung ở các xã Y Can, Minh Tiến, Minh Quán, Quy Mông, Vân Hội, Việt Cường, Cường Thịnh… Ngay sau khi có dịch từ cuối tháng 4, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã yêu cầu các xã tập trung chỉ đạo tăng cường kiểm tra đồng ruộng; đặc biệt chú ý vùng ổ và các giống nhiễm bệnh; nắm bắt tình hình diễn biến của rầy nâu để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Huyện Trạm Tấu có 70 ha lúa xuân bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ trung bình 1000 con/m2, mật độ cao 2000 con/m2, cục bộ 5000 con/m2, diện tích nhiễm nặng 0,1 ha, nhẹ 69,9 ha, trung bình 4,9 ha, tập trung tại 4 xã: Hát Lừu, Xà Hồ, Trạm Tấu, Pá Hu. Ngay sau khi xuất hiện dịch, huyện đã cấp cho 4 xã, mỗi xã 10 triệu đồng mua thuốc dập dịch; cử cán bộ kỹ thuật phòng nông nghiệp trực tiếp xuống các bản chỉ đạo nhân dân phun thuốc dập dịch.

Huyện Mù Cang Chải cũng đang phải đối mặt với dịch rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ cao trên diện rộng nhất từ trước đến nay. Từ cuối tháng 3, đã có 400 ha/700 ha lúa bị nhiễm rầy, trong đó nhiễm nhẹ là 130ha, mức trung bình 190 ha, nặng 80 ha với mật độ 1.500-3.500 con/m2; Tập trung nhiều ở các xã: Nậm Có, Cao Phạ.

Trước nguy cơ rầy đe dọa đến năng suất lúa xuân, Trạm Bảo vệ thực vật huyện đã tăng cường cán bộ xuống cơ sở kiểm tra tình hình sâu bệnh để có biện pháp kịp thời. UBND huyện ứng trước 50 triệu đồng mua 300 kg thuốc bảo vệ thực vật để chống rầy. Những ngày tháng 5, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện  tăng cường cán bộ kỹ thuật để kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc diệt trừ một cách hiệu quả; thường xuyên trực để theo dõi tình hình dịch để có biện pháp xử lý kịp thời .

Hiện nay, tình hình sâu bệnh và dịch rầy nâu, rầy lưng trắng đã cơ bản được khống chế, song theo dự báo của các cơ quan chuyên môn thì trong thời gian tới sẽ có một lứa rầy mới gây hại vào thời kỳ lúa chắc xanh, đỏ đuôi ở diện tích lúa xuân sớm. Do vậy, bà con các địa phương cần tích cực thăm đồng và không được chủ quan, lơ là bởi sâu bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Khi xuất hiện rầy bà con nên sử dụng thuốc nội hấp và thuốc tiếp xúc; thuốc tiếp xúc đặc hiệu trị rầy là BASSA, thuốc nội hấp gồm: ACTARA, ACTATOC, ACTADOR. Trong trường hợp có rầy ở mật độ cao trên 5.000 con/m2 bà con nên sử dụng hỗn hợp hai loại trên vào phun là hiệu quả nhất.

Văn Thông

Các tin khác
Quốc hội cũng sẽ đánh giá hiệu quả các gói kích cầu của Chính phủ.

Đề nghị điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng từ 6,5% xuống còn 5% cho cả năm 2009, cùng việc miễn, giảm hay giãn thuế thu nhập cá nhân sẽ được Quốc hội quyết định trong kỳ họp thứ năm, khai mạc sáng 20/5 tại Hà Nội.

Trước thực trạng đất nông nghiệp đang ngày càng bị chuyển đổi mục đích sử dụng, như làm sân golf, khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhiều nơi “xé” cả quy hoạch về diện tích đất trồng lúa, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu, Bộ NN-PTNT vừa hoàn thiện dự thảo quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa trên cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Tổng cục Thuế vừa có văn bản hướng dẫn việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hộ kinh doanh (HKD), cá nhân kinh doanh (CNKD).

YBĐT- Với quyết tâm đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nghề rừng, nhất là trồng rừng kinh tế. Nhờ vậy, đến nay toàn tỉnh đã có trên 264 ngàn ha rừng trồng kinh tế, chiếm 52,9% diện tích đất lâm nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục