Nuôi giun quế hướng đi mới ở An Thịnh
- Cập nhật: Thứ ba, 26/5/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Xã An Thịnh (huyện Văn Yên - Yên Bái) hiện đang triển khai mô hình nuôi giun quế là mô hình đơn giản, vốn ít nhưng hiệu quả kinh tế cao và nông dân ai cũng làm được. Thế nhưng đáng tiếc là mô hình này chưa được người dân biết đến nhiều.
Khu vực nuôi giun quế của anh Khiêm.
|
Anh Nguyễn Văn Khiêm xã An Thịnh khẳng định: “Muốn phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn thì nuôi giun quế là một hướng đi tốt”.
Vừa nói anh Khiêm vừa đưa mấy bản phô tô từ một bài báo đã đăng trên chuyên mục “Mỗi tuần một nghề” của Báo Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu: “Đây là tài liệu khoa học đầu tiên tôi đã áp dụng thành công vào thực tế. Bởi theo tôi, đã là dân nông thôn thì ai cũng phải nuôi trâu, nuôi bò. Nhà nào nghèo quá không có tiền thì nên vay vốn ngân hàng để nuôi. Đầu tiên chỉ cần một con thôi là đủ điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra, phân của chúng là điều kiện đầu tiên để cung cấp nguồn thức ăn cho giun quế. Về kỹ thuật nuôi giun quế, sách báo nói nhiều cách nhưng biện pháp đơn giản nhất là xây bể”.
Bể xây đơn giản, có thể dùng gạch vỡ làm thành từng ô có chiều dài và chiều rộng tùy theo điều kiện của từng gia đình và xây cao khoảng 20 - 50cm, dưới đáy chỉ cần láng một lớp vữa 1 cm. Phía trên bể phải che chắn thường xuyên, vì giun thích nghi với môi trường bóng tối, có độ ẩm từ 75% - 80%, nhiệt độ từ 20 độ đến 28 độ. Để có được độ ẩm và nhiệt độ thích hợp này, mỗi ngày ta nên tưới phun 2 lần nước vào bể nuôi.
Cách thả giun giống, theo anh Khiêm tốt nhất là thả sinh khối. Khi đi mua giống ta lấy lớp phân có độ sâu cách mặt của bể 15 - 20 cm. Vì lớp này chứa 10 - 20% giun, còn lại là 80 - 90% kén giun và phân giun. Khi mua khối sinh khối giun này về, ta thả nguyên chúng vào đáy bể nuôi giun của mình. Hai ngày sau, ta cung cấp nguồn thức ăn cho chúng bằng cách lấy phân trâu, phân bò tươi rải lên bề mặt của bể nuôi với độ dày từ 8 - 10 cm/1 lần cho ăn.
Tuy nhiên lớp thức ăn này không cần phủ kín hết bề mặt bể nuôi, mà phải tạo độ thông thoáng cho giun hô hấp. Quan sát bề mặt bể nuôi khi thấy lớp phân đã tơi xốp thì ta tiếp tục cung cấp thức ăn mới cho chúng.
Nói về tính hiệu quả của giun quế, anh Khiêm cho biết: “Sau khi nuôi được giun quế, tôi đã dùng làm thức ăn bổ sung cho gà, ngan, lươn. Hàng ngày tôi chỉ khai thác giun một lần cho các giống vật nuôi ăn bổ sung kèm với thức ăn chính. Qua theo dõi các giống vật nuôi của gia đình đều có tốc độ tăng trọng nhanh gấp đôi so với bình thường”.
Cũng bởi vậy mà trong thời gian này nhiều hộ trong thôn, xã đã đến nhà anh Khiêm để mua giun giống. Hiện anh Khiêm đang xây thêm nhiều bể nuôi giun để cung cấp giống cho nông dân.
H.A
Các tin khác
YBĐT - Bản Công là xã luôn có nguy cơ cháy rừng cao của huyện Trạm Tấu (Yên Bái). Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng cuối tháng 3/2009, đã xảy ra 1 vụ cháy làm thiệt hại 3 ha rừng sản xuất. Nguyên nhân là do người dân đốt nương gây cháy rừng. Hiện Trạm Tấu vẫn chưa tìm ra “thuốc” đặc trị để hạn chế cháy rừng.
Tin từ các doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu đầu mối ngày 25.5 cho biết, các DN này đã có văn bản gửi tới liên bộ Tài chính - Công Thương đề nghị tăng giá bán lẻ đối với các mặt hàng xăng và dầu. Mức tăng được đề xuất là 500 đồng/lít.
YBĐT - Hiện tại Công ty Cổ phần Thương mại, Du lịch & Đầu tư Yên Bái đã dự trữ được 500 tấn muối nguyên liệu, 120 tấn muối iốt thành phẩm, 80 ngàn lít dầu hoả và các mặt hàng thiết yếu như mì tôm, lương khô...
YBĐT - Thu phí kiểm dịch, cấp biên lai, nghĩa là mặc nhiên cơ quan thú y đã thừa nhận thịt sạch bệnh, bán thịt rong là hợp pháp. Chuyện thật khó tin nhưng nó đã diễn ra từ 2 năm qua và mỗi năm thu vào ngân sách vài chục triệu đồng. Thật bi hài nhưng lại là thượng sách vì không còn cách gì hay hơn.