Dế Su Phình: Tập trung phát triển nông lâm nghiệp để xóa đói giảm nghèo
- Cập nhật: Thứ sáu, 24/7/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Xã Dế Su Phình (huyện Mù Cang Chải) có 6 thôn, bản với 341 hộ, 100% là dân tộc Mông. Nguồn thu nhập của đồng bào chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo rất cao.
Chính vì vậy, việc phát huy nội lực, vươn lên xoá đói giảm nghèo luôn là mục tiêu được đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.
Để đạt được mục tiêu đó, địa phương đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể và vấn đề đầu tiên là phải làm sao đảm bảo an ninh lương thực, trong đó phấn đấu tích cực khai hoang để tăng thêm diện tích canh tác lúa nước, tích cực thâm canh tăng vụ và vận động nhân dân thực hiện việc gieo trồng cây vụ đông. Từ nỗ lực nêu trên, năm 2007 toàn xã có diện tích ruộng nước là 124,5 ha thì đến hết năm 2008 đã tăng lên đạt 144,5 ha và diện tích các loại cây trồng khác trên nương rẫy cũng tăng lên rõ rệt.
Để giúp cho nhân dân thuận lợi trong phát triển sản xuất, xã đã chỉ đạo nhân dân thường xuyên bảo dưỡng 19 công trình thuỷ lợi, đảm bảo nước tưới tiêu cho diện tích đất gieo trồng cây lúa nước. Vụ mùa năm 2009, xã đã cấy trên 144,5 ha lúa nước, 7 ha lúa nương, ngô nương đạt 40 ha, đậu tương 5 ha, sắn 4 ha, cây dong riềng 5 ha và nhiều diện tích hoa màu khác.
Bên cạnh đó, việc chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được chú trọng phát triển. Với sự chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ, chính quyền, nhận thức của người dân đã có bước chuyển biến tích cực trong việc phát triển chăn nuôi. Được đầu tư của Chương trình 135 cho các hộ nghèo, sau đợt rét hại cuối năm 2008 và đầu năm 2009 và làm tốt công tác tiêm phòng theo định kỳ cho gia súc không có dịch bệnh xảy ra, đàn gia súc, gia cầm đã tăng lên đáng kể. Đến nay, Dế Su Phình hiện đã có tổng đàn gia súc gần 4.700 con, trong đó trâu có gần 300 con, bò hơn 300 con, khoảng 1.300 con lợn...
Nhân dân còn tích cực phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và có 1.470 ha rừng trồng, rừng phòng hộ, rừng kinh tế và 1.511 ha rừng tự nhiên. Bằng việc khai thác tỉa rừng trồng, chích nhựa thông, thu hái chè cung ứng cho nhà máy chế biến đã giúp nhân dân có thêm thu nhập cải thiện đời sống và thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Sùng Đức Hồng
Các tin khác
Dù được đánh giá là vẫn "ăn nên làm ra" trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song theo kết quả kiểm toán năm 2008 tổng số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn lên tới 181.000 tỷ đồng.
YBĐT - Gia đình chị Bàn Thị Linh, dân tộc Dao là một trong những hộ nghèo của xã Lâm Giang (huyện Văn Yên). Mặc dù làm nông nghiệp nhưng cũng giống nhiều hộ khác trong thôn 9 – một thôn đặc biệt khó khăn của xã, nhà chị Linh không có ruộng. Cuộc sống của vợ chồng chị và 3 đứa con chủ yếu trông vào vài sào đất đồi, mỗi năm trồng 2 vụ ngô và ít cây màu khác. Chị Linh cho biết: “May mà còn có cây ngô nên gia đình tôi đã duy trì được cuộc sống, chứ không thì gia đình chẳng biết trông vào đâu”.
Mặc dù đến nay toàn huyện Văn Yên có trên 554 ha chè, trong đó có 196 ha chè lai, chè nhập nội, còn lại 357 ha chè giống cũ, già cỗi, trồng nhỏ lẻ do vậy năng suất chỉ đạt trên 50 tạ/ha, chất lượng búp không đáp ứng cho chế biến, người dân chưa thể sống bằng cây chè.
YBĐT - Là một trong hàng loạt Ngân hàng thương mại được giao cho vay hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Bái đã nhanh chóng triển khai cho vay vốn tới các thành phần kinh tế theo chủ trương kích cầu hỗ trợ lãi suất của Chính phủ.