Trạm Tấu: Tận dụng mọi nguồn lực để thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, Trạm Tấu (Yên Bái) có trên 95% là đồng bào Mông và Thái sinh sống, đời sống còn muôn vàn khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, đã đặc biệt quan tâm cho công tác đào tạo cán bộ gắn với tập trung đầu tư phát triển nền nông nghiệp mà trọng tâm là sản xuất lương thực, kết hợp với chăn nuôi. Đồng thời, thực hiện luân chuyển cán bộ từ huyện xuống cơ sở cán bộ ba cùng với dân “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”.

Năm 2008, diện tích lúa xuân đã là 378 ha, năm 2009 nâng lên 594 ha, năng suất đạt 43 tạ/ha/vụ và vụ mùa năm 2009, toàn huyện gieo cấy 921 ha, năng suất đạt 45 tạ/ha.
Năm 2008, diện tích lúa xuân đã là 378 ha, năm 2009 nâng lên 594 ha, năng suất đạt 43 tạ/ha/vụ và vụ mùa năm 2009, toàn huyện gieo cấy 921 ha, năng suất đạt 45 tạ/ha.

Hàng năm, Phòng Nông nghiệp còn phối hợp với các phòng chức năng mở từ 130 đến 150 lớp chuyển giao KHKT về cây trồng, vật nuôi tại 69 thôn bản trong toàn huyện với gần 9.000 lượt hộ tham gia. Nhiều mô hình giống cây trồng mới được đưa vào trồng thử nghiệm như: sắn cao sản, lạc xuân, ngô, cỏ Guantamela, phục vụ cho chăn nuôi gia súc… đã căn bản làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của đại bộ phận nhân dân.

Ông Nguyễn Phúc Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Khó có thể tả hết được cuộc sống đồng bào những năm trước đây, bởi có những gia đình trong 1 năm đói đến 9 tháng, chỉ biết trông chờ vào gạo cứu đói của Nhà nước. Để khắc phục khó khăn về lương thực, huyện đã cử cán bộ đi tham quan cách thâm canh lúa nước trên ruộng bậc thang ở huyện Mù Cang Chải. Tuy nhiên, khác với Mù Cang Chải, Trạm Tấu có nhiều khó khăn hơn bởi độ dốc quá lớn, nguồn nước lại hạn chế.

Từ năm 1998, 1999, Chương trình 135 của Chính phủ đã sớm đầu tư tập trung cho các công trình thuỷ lợi. Huyện cũng đặc biệt quan tâm đến cơ cấu giống, cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn kỹ thuật cho bà con cấy đúng khung thời vụ và chăm sóc đúng kỹ thuật”. Trước đây, vụ đông xuân nhân dân thường không cấy, năm 2008, diện tích lúa xuân đã là 378 ha, năm 2009 nâng lên 594 ha, năng suất đạt 43 tạ/ha/vụ và vụ mùa năm 2009, toàn huyện gieo cấy 921 ha, năng suất đạt 45 tạ/ ha.

Ngoài cây lúa, hàng năm Trạm Tấu cũng trồng gần 1.200 ha ngô, các cây trồng khác như: đậu tương 304 ha, sắn gần 600 ha, đao riềng, khoai, rau đậu đỗ các loại trên 100 ha. Chăn nuôi có bước phát triển khá, hiện đàn trâu toàn huyện có 5.385 con; bò 3.158 con; dê 3.000 con; ngựa 1.660 con; lợn 11 999 con và gia cầm các loại 53.896 con. Do làm tốt công tác tiêm phòng, thú y, chống rét cho trâu, bò, do vậy những năm gần đây tình trạng gia súc chết do rét và dịch bệnh đã giảm. Hiện nay ở Trạm Tấu khá nhiều gia đình có từ 10 đến 15 con trâu, bò, ngựa… có hộ thu nhập cả trăm triệu đồng/ năm từ chăn nuôi.

Để  từng bước nâng cao dân trí, cải thiện đời sống cho đồng bào vùng cao, nhiều công trình như: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi, nước sạch, vệ sinh môi trường, chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi, đầu tư trâu, bò giống, và các công cụ sản xuất, hỗ trợ tiền làm nhà, khai hoang ruộng nước cho hộ nghèo… đã và đang được triển khai như: đường Phình Hồ - Làng Nhì, vốn đầu tư 15 tỷ 656 triệu đồng; đường Bản Mù - Làng Nhì 20 tỷ 772 triệu đồng; Đường Tà Xi Láng- Làng Nhì 18 tỷ 407 triệu đồng; Đường Trạm Tấu - Bắc Yên, gần 50 tỷ đồng.

Riêng năm 2008 và 2009, có 15 công trình trường, lớp học được kiên cố với tổng vốn 12 tỷ đồng. Vốn Chương trình 135 giai đoạn II là 8,8 tỷ đồng. Ngoài ra, vốn xây dựng cơ bản theo Nghị quyết 30a của Chính phủ với mức đầu tư 2009 - 2010 gần 20 tỷ đồng để xây dựng 10 công trình gồm: đường Khấu Ly - Háng Đế; thuỷ lợi Tàng Ghênh; thuỷ lợi Mông Xi; thuỷ lợi Mảnh Tầu…

3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Trạm Tấu giảm được 7% hộ nghèo. Huyện đề ra mục tiêu phấn đấu mỗi năm  tạo việc làm mới cho 500 lao động. Công tác xây dựng làng bản văn hoá xây dựng nếp sống văn hoá đã dần xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, chất lượng đội ngũ cán bộ và năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu tổ chức Đảng được nâng lên. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đã có nhiều đổi mới, hệ thống chính trị từ huyện đến xã ngày càng vững mạnh, góp phần quan trọng cho kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc.

Thạch Phong

Các tin khác
Nông dân xã Minh Tiến (Lục Yên) làm đất chuẩn bị trồng màu vụ đông xuân 2009. (Ảnh: Quang Tuấn)

YBĐT - Sau gần một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, kinh tế nông lâm nghiệp và nông thôn Lục Yên (Yên Bái) đã có những chuyển động khá tích cực. Nổi bật là việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá, đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực, huy động nguồn lực phát triển nhanh kinh tế nông nghiệp nông thôn...

Trước biến động tăng không ngừng của giá vàng và USD, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan đã và sẽ thực hiện một loạt biện pháp để kìm mức tăng giá của hai mặt hàng nhạy cảm này.

YBĐT - Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai – Côn Minh (Trung Quốc) từ lâu đã trở thành huyết mạch giao thông quốc tế quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Do vậy, nó cũng trở thành “con đường hàng lậu” cho gian thương lợi dụng chính sách thông thoáng trong mở cửa, hội nhập để tuồn hàng lậu, hàng trốn thuế vào Việt Nam tiêu thụ.

Thị trường vàng trong nước tiến sát kỷ lục lập được hôm 11/11.

Sáng nay (25/11), giá bán vàng của các doanh nghiệp công bố quanh 28,9 triệu đồng, bám sát đà tăng giá trên thị trường thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục