Mô hình hóa và điển hình hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/4/2010 | 10:32:27 AM

YBĐT - Xây dựng các mô hình, điển hình kinh tế là giải pháp mà Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) lãnh đạo thực hiện nhằm đầu tư toàn diện, tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế, sức cạnh tranh cao, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp đô thị mang tính bền vững...

Nghĩa Lộ đã xây dựng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao 500ha, góp phần đưa bình quân thu nhập 60 - 65 triệu đồng/ha.
Ảnh: Mùa gặt ở phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ.
Nghĩa Lộ đã xây dựng vùng lúa hàng hóa chất lượng cao 500ha, góp phần đưa bình quân thu nhập 60 - 65 triệu đồng/ha. Ảnh: Mùa gặt ở phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ.

Trên 2,6 vạn dân nhưng gần 60% dân số sinh sống ở nông thôn, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thị xã Nghĩa Lộ. Xây dựng các mô hình, điển hình kinh tế là giải pháp mà Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) lãnh đạo thực hiện nhằm đầu tư toàn diện, tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế, sức cạnh tranh cao, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp đô thị mang tính bền vững...

Trên 2,6 vạn dân nhưng gần 60% dân số sinh sống ở nông thôn, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Xây dựng các mô hình, điển hình kinh tế là giải pháp mà Đảng bộ thị xã lãnh đạo thực hiện nhằm đầu tư toàn diện, tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế, sức cạnh tranh cao, hướng tới nền sản xuất nông nghiệp đô thị mang tính bền vững...

Tháng Tư – những đồng lúa bản Siêng Thái (xã Nghĩa Lợi) xanh mướt, căng vồng như những cô gái Thái đang làm cỏ. Lỏm chuyện, chị em đang tán cười rinh rích cái viên nén dúi sâu. Xấp xấp tay trên mặt ruộng cho hết bùn, chị Lò Thị Xuân kể chuyện như người nhà: “Em đi học lớp phụ nữ về quyết luôn 70 kg, dúi sâu lúa tốt mà không tốn công, tốn phân nhiều. Em đưa vào diện tích mô hình cấy giống HYT 100, năng suất cực kỳ: 16 tấn ha/năm!”.

Tiếp câu chuyện, Phó trưởng phòng Kinh tế Lê Thị Kim Hoa cho biết: “Riêng chương trình phân viên nén dúi sâu thị xã đã mở 42 lớp tập huấn cho 1.722 nông dân, 1.308 hộ triển khai ở 116 ha, kết quả mỗi ha tăng gần 2 tấn so với diện tích thông thường, bình quân năng suất lúa 13,89 ha tấn/ha”.

Trước khi thăm đồng, chúng tôi đặt vấn đề với Bí thư Thị ủy Vũ Xuân Sáng: thị xã đã rất bài bản quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hoá, chất lượng cao nhưng để thành công phải có cách làm cụ thể, sát thực với trình độ nông dân, điều kiện về ruộng đất? Anh Sáng tranh thủ trao đổi: “Quan điểm chỉ đạo là phải mô hình hoá, điển hình hoá. Có như vậy mới tập trung đầu tư toàn diện, tạo kết quả so sánh. Diện tích cấy lúa hiệu quả của thị xã trên 700 ha, ngần ấy diện tích chỉ có cách là tăng giá trị kinh tế của 700 ha này lên. Chúng tôi đã có những cánh đồng 80 - 100 triệu đồng/ha, bình quân năm ngoái khoảng 60 - 65 triệu, mục tiêu năm nay là tăng lên 70 triệu/ha”. Hàng tỉnh, năng suất lúa bình quân của thị xã đứng đầu nhưng đưa giống mới năng suất, giá trị kinh tế cao tiếp tục triển khai thông qua các mô hình cụ thể.

Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Nguyễn Thị Tuyết Dung cho biết, Trạm phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai triển khai mô hình 23 ha lúa hàng hoá chất lượng cao giống F1 tổ hợp lai ba dòng YYT- 100 ở Tân An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi, Nghĩa An...

Trên cánh đồng gieo cấy lúa giống HYT 100 ở Nghĩa Phúc, ông Lò Văn Toàn - nông dân tham gia mô hình xác nhận, cùng mức đầu tư, năng suất ngang bằng Nhị ưu 838 gieo cấy đại trà nhưng năm ngoái giá thóc bán cao hơn từ 1.300 - 1.500 đồng/kg. Ông so sánh: “Một ha cấy giống Nhị ưu 838, năng suất cao nhất khoảng 70 tạ/ha, thu khoảng 35 - 40 triệu đồng. Giống F1 HYT 100 năng suất tương đương nhưng giá bán cao hơn, một ha thu từ 45 - 46 triệu đồng/ha, so với Nhị ưu cao hơn từ  6 - 10 triệu đồng/ha”. Trong 700 ha ruộng cấy, thị xã đã quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao với các giống lúa như Nhị ưu, Chiêm hương, HYT 100...diện tích 500 ha. Việc xây dựng các mô hình, điển hình là điều kiện tốt để thị xã, nông dân tập trung đầu tư, mấu chốt là tiến bộ KHKT vào sản xuất. Năm nay, một trong ba mục tiêu thị xã đề ra là thí điểm dồn điền đổi thửa xây dựng mô hình giá trị kinh tế cao, phát triển các mô hình chăn nuôi bán công nghiệp.

Ông Nguyễn Như Năm ở tổ 12, phường Tân An đầu tư trên 1,5 tỷ đồng nuôi ba ba trên diện tích ruộng năng suất thấp. Ông cho biết, gia đình có gần 1.000 con ba ba, trong đó 210 con ba ba bố mẹ, toàn ba ba gai - loại bán trên thị trường ít nhất cũng 800.000 - 900.000 đồng/kg. Sau ba ba là nhím.

 Thăm trang trại của anh Phạm Vũ Phương ở tổ 13, phường Tân An, chúng tôi được biết anh hiện có trên 100 cặp nhím bố mẹ, tiền thu lãi từ bán nhím năm 2009 của anh trên 1 tỷ đồng. Từ tài xế xe tải thu nhập thất thường do phụ thuộc nguồn hàng, anh Phương được chính quyền tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, thông tin, kiến thức anh và gia đình đã đầu tư 300 triệu ban đầu nuôi nhím. Trang trại là đầu mối lớn cung cấp giống và nhím thịt cho thị trường trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, Khánh Hòa, Phú Thọ, Vĩnh Phúc...

Ba ba, nhím là thứ con đặc sản, vốn to, phải những nông dân máu mặt mới dám làm nhưng một hướng đi mà nhiều nông dân hăng hái là nuôi lợn theo hướng trang trại. Ông Mè Văn Hiền ở bản Loọng, phường Pú Trạng đổi 5.000 m2 ruộng xấu xây dựng trang trại nuôi 20 lợn nái. Tiếp chuyện chúng tôi, ông nói: “Làm đến đâu phải chắc đến đó, không theo phong trào, mình làm cho mình nhưng phải để bà con làm theo, để chính quyền tin tưởng”.

Chủ tịch UBND thị xã Lò Thị Huân nhận xét, nông dân đã có sự tiến bộ về nhận thức và trình độ. Chị đưa chúng tôi thăm trang trại 100 lợn thịt của bà Lường Thị Chung ở bản Chao Hạ, xã Nghĩa Lợi - một trong 9 mô hình trang trại chăn nuôi lợn ở thị xã. Bà Chung trao đổi nhiều chuyện với lãnh đạo chính quyền, tựu chung nông dân quan tâm nhất là thị trường.

Kinh nghiệm của bà để sản xuất hiệu quả, không thua lỗ là chủ động về nguồn thức ăn cho lợn, giảm tỷ trọng thức ăn công nghiệp giá cao, tăng tỷ lệ thức ăn tự túc, như vậy khi giá ổn định đã có lãi, giá tăng như dịp tết thì lãi to, giá xuống thấp thì vẫn hoà, không lỗ. Chủ tịch Lò Thị Huân cho biết, mỗi mô hình được nghiệm thu, tỉnh hỗ trợ 30 triệu đồng, thị xã hỗ trợ thêm 10 triệu đồng, như vậy chủ trang trại nhận 40 triệu đồng. Nông dân rất cảm ơn chính quyền về sự hỗ trợ này - ông Mè Văn Hiền, chủ trang trại lợn nói -  đó là sự động viên to lớn với nông dân!

Trên 2,6 vạn dân nhưng gần 60% dân số sinh sống ở nông thôn, vì vậy sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thị xã miền tây này. Mô hình hoá, điển hình hoá để đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, đầu tư toàn diện, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế, sức cạnh tranh cao là hướng đi đúng mà Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ đang lãnh đạo thực hiện nhằm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp đô thị bền vững.

T.A

Các tin khác
Đô thị trung tâm ưu tiên phát triển về phía Tây và phía Bắc

Nguồn vốn đầu tư dự tính của Hà Nội từ 2010 đến 2015 là khoảng 60 - 61 tỷ USD, từ 2015 đến 2020 là 97 - 98 tỷ USD. Thu nhập bình quân theo đầu người của Hà Nội đến năm 2015, 2020 lần lượt là 3.300 USD và 5.300 USD.

USD trên thị trường tự do chiều nay (7/4) tiếp tục giảm mạnh về mức 19.100 VND/USD chạm mức giao dịch tại các ngân hàng khi tỷ giá USD/VND các ngân hàng thương mại đồng loạt hạ xuống.

Tranh thủ thời tiết thuận lợi ông Hữu Văn Thành ở thôn Làng mấy, xã Vũ Linh đang tích cực trồng sắn cho kịp thời vụ.

YBĐT - Cây sắn đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình trong huyện Yên Bình (Yên Bái) thoát nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển cây sắn thiếu quy hoạch đang là những vấn đề khó khăn, bởi khi sắn được giá thì người dân đổ xô đi trồng và hậu quả là nhiều cánh rừng đã trở nên trơ trụi, bạc màu cũng vì cây sắn.

Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa cho biết các đoàn thanh tra Bộ Tài chính bước đầu đã phát hiện một số doanh nghiệp thép, xi măng... quản lý chi phí chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giá bán sản phẩm trên thị trường tăng mạnh trong quý I năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục