Xu hướng kéo giảm lãi suất thị trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/4/2010 | 8:19:52 AM

Ngày 12-4, một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn (NHTM) công bố sẽ bơm mạnh tín dụng lãi suất thỏa thuận giá rẻ, dưới mức 15%/năm. Động thái này dự báo sẽ tạo làn sóng cạnh tranh giảm lãi suất trong thời gian tới.

Việc hạ lãi suất giúp doanh nghiệp và người dân mạnh dạn vay vốn sản xuất kinh doanh.
Việc hạ lãi suất giúp doanh nghiệp và người dân mạnh dạn vay vốn sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp nhỏ “đói vốn”

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nhận định: Sau khi chương trình hỗ trợ lãi suất ngưng, cùng với yếu tố mùa vụ (tết) và các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát đã làm lãi suất tăng cao trong thời gian qua. Điều này dẫn đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp chựng lại do vượt qua khả năng chi trả của mình.

Điều này thể hiện rõ: Tăng trưởng tín dụng nền kinh tế trong quý 1-2010 rất chậm, ước tăng 2,95%, trong đó tín dụng VNĐ chỉ tăng 0,57%. Và thực tế sau hơn một tháng các NHTM được thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay vốn trung dài hạn, dư nợ tín dụng ở các NHTM vẫn không tăng.

Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) cho biết với lãi vay từ 16%-18%/năm, họ không thể mạnh dạn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phải hoạt động cầm chừng vì tỷ suất sinh lời trong kinh doanh không thể bù đắp lãi vay.

Hiện nay nhiều NHTM đều ưu tiên tăng dư nợ cho vay vào khối khách hàng DNNVV, vì đây là đối tượng làm ăn hiệu quả, phù hợp với khả năng cung cấp vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều DNVVN các ngành nghề khác nhau vẫn than rất khó tiếp cận vốn ngân hàng. Ngoài vấn đề lãi suất cho vay quá cao, các DNVVN hiện nay thường không có tài sản thế chấp. Vì vậy, dù chủ trương có “mở cửa” đến mấy, đa phần DNNVV vẫn khó có thể vay được vốn.

Một quan chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), cho biết từ cuối năm 2009 đến nay VDB đã phát hành chứng thư bảo lãnh các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại các NHTM để thực hiện các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng các NHTM giải ngân rất ít. Bởi lẽ trong điều kiện huy động vốn khó khăn, các NHTM chỉ ưu tiên tín dụng cho doanh nghiệp tốt, có tài sản đảm bảo thay vì cho vay doanh nghiệp dưới chuẩn.

Theo ông Nguyễn Chí Nguyện, Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM, ngoài điểm yếu không có tài sản thế chấp, các DNVVN hiện nay tính minh bạch chưa cao, trình độ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, muốn giải ngân loại hình doanh nghiệp này, các NHTM cần tư vấn xây dựng những phương án vay vốn khả thi thay vì để doanh nghiệp tự bơi.

Cửa lãi suất thấp hé mở

Nhiều NHTM thừa nhận do cạnh tranh huy động vốn rất khốc liệt vào quý 1-2010 nên chi phí huy động thực tế vượt qua mức trần lãi suất 10,5%/năm. Vì vậy các NHTM không thể giảm lãi suất cho vay một cách đột ngột được. Để giảm lãi suất đầu ra, việc đầu tiên là phải cắt giảm lãi suất đầu vào. Thực tế trong những ngày gần đây hầu hết các NHTM lớn đều âm thầm điều chỉnh giảm lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn.

Một lãnh đạo ngân hàng cổ phần tiết lộ, trước đây lãi suất huy động bình quân lên đến 12%/năm nhưng cuối tuần qua đã giảm xuống 10,8%/năm.

Theo ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), xu thế lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm trong thời gian gần. Căn cứ vào 3 yếu tố: lãi suất ngoại tệ, lạm phát dự báo (7%) và tỷ giá, dự báo lãi suất cho vay sẽ giảm nhưng không giảm quá sâu, sẽ ở mức độ hợp lý để các doanh nghiệp vay vốn hoạt động đảm bảo lợi nhuận.

Hiện nay, do yếu tố mùa vụ tết đã qua, cùng với thanh khoản hệ thống NHTM được cải thiện đã giúp kéo giảm lãi suất cho vay so với trước, khoảng 14% - 16%/năm tùy thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro từng khoản vay. Mức lãi suất này tương đương với lãi suất cho vay các năm 2006, 2007. Tình hình kinh tế cũng đang trên đà phục hồi là tiền đề để phát triển tín dụng trong thời gian tới.

Hôm qua 12-4, ACB đã công bố sẽ dành 20.000 tỷ đồng cho vay khách hàng doanh nghiệp với lãi suất khoảng 14%/năm. Riêng với khách hàng DNVVN, ACB sẽ dành 500 tỷ đồng tài trợ vốn. Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng cho biết sẽ giảm lãi suất cho vay ở khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dưới 14%/năm, hộ nông dân xuống 13,8%, lĩnh vực xuất khẩu 14%/năm.

Do nguồn vốn dồi dào hơn trước, khả năng lãi suất cho vay thỏa thuận sẽ điều chỉnh giảm trong thời gian tới. Hiện lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuất khẩu được nhiều ngân hàng ưu đãi, chỉ khoảng 12%/năm. TS Lê Xuân Nghĩa dự báo mức lãi suất huy động thực tế và mức cho vay lãi suất thỏa thuận hiện nay sẽ là mức trần và giai đoạn tới sẽ diễn biến với xu thế giảm dần.

Trước mắt lãi suất cho vay thỏa thuận ở các ngân hàng nhỏ còn cao vì chi phí huy động vốn của các ngân hàng này lớn. Tuy nhiên, khi thị trường vốn ổn định nếu ngân hàng nào áp dụng mức lãi suất cho vay cao sẽ mất khách, khó phát triển khách hàng mới.
 

Kênh vốn lãi suất thấp

Nhiều NHTM còn có các chương trình tài trợ tín dụng từ dự án liên kết với các định chế tài chính nước ngoài như Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (SMEFP); dự án SMEDF (liên kết với Cộng đồng châu Âu); Dự án SMESC (liên kết với Quỹ tín dụng xanh Thụy Sĩ), dự án SMEHG, RDF… khai thác nguồn vốn với lãi suất rất thấp để cho vay lại.

Đây là những kênh vốn rẻ, các DNVVN có thể tiếp cận vay vốn thông qua ngân hàng. Chẳng hạn, đối với các lĩnh vực khai khoáng, sản xuất nông lâm ngư nghiệp, xây dựng, cơ khí, phân phối, kinh doanh kho bãi, vận tải, in ấn và xuất bản…, các DNVVN có thể vay vốn thực hiện dự án, chỉ cần 15% vốn tự có.

Theo các chuyên gia ngân hàng, điểm mấu chốt để các DNVVN có thể tiếp cận, sử dụng các nguồn tài chính này là phải nâng cao năng lực kinh doanh, minh bạch nguồn tài chính, thực hiện báo cáo kiểm toán hàng năm... để tạo niềm tin cho ngân hàng và các tổ chức rót vốn tài trợ.

(Theo SGGP)


Các tin khác
Nếu thực hiện theo chuẩn nghèo mới hoặc bị ảnh hưởng thiên tai, mất mùa thì tỷ lệ hộ nghèo vùng này sẽ trở lại rất cao. Ảnh MQ

Một số mục tiêu quan trọng của Chương trình xóa đói giảm nghèo qua Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 – 2010) khó có thể đạt được, còn có những con số “chưa đủ tin cậy”.

Lãnh đạo thành phố Yên Bái, kiểm tra cơ sở sản xuất nấm của ông Vũ Hữu Lê.

YBĐT - Trong những năm gần đây, nhân dân thành phố Yên Bái đã tích cực đầu tư phát triển sản xuất nấm thực phẩm, nấm dược liệu. Riêng từ năm 2008 đến nay, thành phố có hơn 20 hộ và hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến nông, lâm sản xuất nhập khẩu, tiến hành nuôi trồng nấm với quy mô lớn và tổng vốn đầu tư trên 1,5 tỷ đồng.

Vàng tăng giá khá mạnh trong phiên đầu tuần

Thị trường vàng hứa hẹn một tuần biến động khi mở đầu phiên giao dịch hôm nay giá tăng 10.000 đồng mỗi chỉ trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng khá mạnh.

Cán bộ Đội Thuế số 2 (Chi cục Thuế huyện Trấn Yên) kiểm tra, đôn đốc thu nộp thuế.

YBĐT - Năm 2010, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được tỉnh giao thu ngân sách 18 tỷ đồng và huyện phấn đấu thực hiện 19,5 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục