Văn Chấn: Chủ động phòng trừ bệnh lùn sọc đen trên lúa

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/4/2010 | 10:18:23 AM

YBĐT - Vụ xuân 2010, huyện Văn Chấn đưa vào gieo cấy trên 3 ngàn ha lúa, nhìn chung toàn bộ diện tích lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, nhiều diện tích lúa đang kỳ đứng cái làm đòng. Tuy nhiên, hiện nay đã có 4 ha lúa lai Nhị ưu 838 tại xã Sơn A, Hạnh Sơn, Sơn Lương và xã Phù Nham bị nhiễm bệnh lùn sọc đen. Huyện đã và đang nỗ lực dập dịch, nhưng nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng trong sản xuất là rất lớn.

Chủ động tham đồng phòng trừ sâu bệnh là giải pháp tốt nhất.
Chủ động tham đồng phòng trừ sâu bệnh là giải pháp tốt nhất.

Ông Nuyễn Văn Toản -Trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết: “Bệnh lùn sọc đen đã phát sinh gây hại ở các tỉnh phía Bắc từ vụ hè thu và vụ mùa năm 2009, hiện đang tiếp tục gây hại trong vụ lúa đông xuân. Tại huyện Văn Chấn đã có 4 ha lúa nằm rải rác tại xã Sơn A, Hạnh Sơn, Sơn Lương và Phù Nham bị nghi nhiễm bệnh lùn sọc đen. Huyện đã lấy mẫu lúa tại thôn Thiêng Đình, xã Hạnh Sơn đưa đi xét nghiệm tại Viện Bảo vệ thực vật và đều cho kết quả dương tính đối với vi rút lùn sọc đen. Ngay sau khi phát hiện, huyện đã chỉ đạo các địa phương và bà con nông dân dập dịch, đến nay đã cơ bản khống chế được dịch, nhưng quan điểm chỉ đạo của huyện là không chủ quan, lơ là bởi dịch có thể bùng phát trên diện rộng bất cứ lúc nào”.

Có thể nói, bệnh lùn lùn sọc đen trên lúa cũng như các cây trồng khác là rất nguy hiểm, hiện nay vẫn chưa có thuốc phòng chống hiệu quả. Bệnh làm cho cây lúa phát triển kém, không trỗ bông, năng suất giảm, thậm chí mất trắng. Đặc biệt môi giải truyền bệnh và cơ chế lan truyền bệnh chủ yếu là do rầy lưng trắng (cả rầy non và rầy trưởng thành) đều truyền bệnh. Rầy khi đã nhiễm vi rút có thể truyền bệnh đến khi chết, thời gian ủ bệnh từ 7-23 ngày đối với lúa và 12-24 ngày đối với ngô. Vi rút gây bệnh tồn tại trong cơ thể của rầy lưng trắng, sống qua đông hoặc di chuyển rất xa theo gió để gây bệnh cho lúa và một số loài cây khác ở các vùng, thậm chí ở cả vụ tiếp theo.

Trước nguy cơ bệnh bùng phát, huyện văn chấn đã rất nỗ lực dập dịch, huyện đã tổ chức hội nghị tập huấn từ cách phòng trừ cho 80 cấn bộ kỹ thuật từ huyện đến xã. Đến nay những diện tích bị bệnh hầu như đã được nhổ bỏ và vùi sâu xuống bùn tiêu huỷ nguồn bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phòng chống dịch bệnh đang gặp những khó khăn nhất định, diện tích bị bệnh không tập trung mà nằm rải rác trên nhiều diện tích.

Trong khi đó diễn biến thời tiết đang rất thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, nhất là tập đoàn rầy, nếu như không phát hiện kịp thời thì nguy cơ bệnh lùn sọc đen lan ra diện rộng gây thiệt hại lớn cho sản suất là điều khó tránh khỏi. Diện tích 4 ha chưa chắc đã là con số cuối cùng bị bệnh, bởi đây là một loại bệnh mới, do vậy khi nông dân có đi kiểm tra cũng chưa chắc đã phát hiện ra được. Trong khi đó số cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông mỗi xã chỉ có một người cũng không thể đi kiểm tra hết diện tích lúa được. Không chỉ có vậy, nếu không xử lý triệt để, đúng quy trình kỹ thuật, bệnh sẽ tiếp tục lan truyền tới cả những vụ sau thì thiệt hại đối với sản xuất là càng lớn.
      

Do vậy, hơn lúc nào hết huyện Văn Chấn, cũng như bà con nông dân không được chủ quan và cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm và phòng trừ. Đối với lúa trên 40 ngày bị bệnh cần nhổ vùi sâu xuống bùn những khóm bị bệnh, đồng thời phun thuốc trừ rầy triệt để từ khi lúa đẻ nhánh-làm đòng-trỗ bông. Thuốc tốt nhất để trừ rầy là thuốc nội hấp, thuốc tiếp xúc hoặc cả 2 loại. Giai đoạn lúa sau trỗ và lúa chín tiếp tục phun thuốc tiếp xúc. Sau khi thu hoạch cần tiến hành ngay việc cày vùi diện tích bị bệnh và khu vực ruộng xung quanh để diệt và tiêu huỷ nguồn bệnh, đảm bảo an toàn cho sản xuất vụ kế tiếp.

Ngọc Trúc
 

 

Các tin khác

Kết thúc quý I, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 4,12% so với tháng 12-2009. Đây thật sự là một gánh nặng cho mục tiêu bình ổn giá và kiềm chế mức lạm phát không quá 7% trong năm nay.

Thủ tướng vừa đồng ý cử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 43 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

YBĐT - Ngày 19/4/2010, Ngân hàng Chính sách – Xã hội (NHCSXH) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai công tác uỷ thác cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách qua các tổ chức chính trị - xã hội năm 2010.

Cán bộ khuyến nông kiểm tra mô hình gà an toàn sinh học tại xã Minh Quán (Trấn Yên).

YBĐT - Nhằm giúp người dân thường xuyên tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã không ngừng mở rộng các mô hình trình diễn, nhằm nhân rộng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục