Động lực giảm nghèo nhanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng cao theo hướng bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/11/2010 | 9:26:04 AM

YBĐT - Tổng vốn các chương trình liên quan giảm nghèo đầu tư các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Yên Bái từ năm 2006 tới 2010 là trên 2.100 tỷ đồng, bình quân 3,8 tỷ đồng/xã/năm, góp phần làm cho hiệu quả đầu tư các dự án, các công trình được nâng lên.

Nhờ Dự án hỗ trợ sản xuất từ Chương trình 135, hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải đã tăng thêm 8.000 tấn lương thực mỗi năm.
(Ảnh: Thu Trang)
Nhờ Dự án hỗ trợ sản xuất từ Chương trình 135, hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải đã tăng thêm 8.000 tấn lương thực mỗi năm. (Ảnh: Thu Trang)

Theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc, Yên Bái có 65 xã thuộc 8 huyện, thị và 157 thôn, bản thuộc 45 xã, 6 huyện, thị được phê duyệt thực hiện. UBND tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình 135 cấp tỉnh và giao cho Ban Dân tộc tỉnh làm cơ quan thường trực. Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ và giao kế hoạch cho các huyện. Cấp huyện giao kế hoạch cho các xã theo nguyên tắc không chia đều bình quân.

 Hàng năm, căn cứ vào danh mục đầu tư theo đề án quy hoạch cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt, xã tổ chức việc lựa chọn công trình đầu tư theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở bàn bạc công khai, dân chủ. Việc đầu tư hỗ trợ trực tiếp dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho các đối tượng là hộ nghèo tại các thôn, bản được bình xét và quyết định từ cơ sở. Đối với các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, sau khi nghiệm thu, công trình được giao cho xã; xã giao cho từng thôn, bản hoặc cơ sở theo đối tượng sử dụng có trách nhiệm quản lý, bảo quản, khai thác và sử dụng lâu dài. UBND tỉnh đã chủ động phân cấp cho xã làm chủ đầu tư một số hạng mục công trình quy mô nhỏ, ít phức tạp để làm quen dần với cơ chế quản lý của Chương trình.

Năm 2009 - 2010, tỉnh giao cho 108/108 xã làm chủ đầu tư các dự án hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất,  hỗ trợ các dịch vụ cải thiện nâng cao đời sống, trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật và vốn duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư. Riêng hợp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, đã có 22 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được giao làm chủ đầu tư. Ban chỉ đạo Chương trình thường xuyên xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất, phát hiện những tồn tại, yếu kém ở cơ sở để có những kiến nghị và chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình triển khai thực hiện.

Hàng năm, có các đoàn giám sát kiểm tra của Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc Quốc hội, Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra tại các cơ sở huyện, xã. Năm 2009, 2010, thanh tra Ban Dân tộc đã tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện Dự án hỗ trợ sản xuất tại 43 xã ở 7 huyện để đánh giá hiệu quả đầu tư; thanh tra Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại huyện Trấn Yên; phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo tiến hành thanh tra về chính sách hỗ trợ học sinh nghèo theo Quyết định 112/CP tại Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên. Các ngành chức năng cấp huyện cũng tổ chức những cuộc kiểm tra, thanh tra các dự án của Chương trình 135 tại các xã. Các tổ chức đoàn thể, cộng đồng nhân dân trong vùng dự án thực hiện chức năng giám sát thực hiện trên địa bàn. 

Về kết quả thực hiện, tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn từ năm 2006 đến 2010 là 503.067 triệu đồng. Trong đó, Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất tổng vốn thực hiện 72.677 triệu đồng, đạt 99,85% kế hoạch. Vốn năm 2010 ước thực hiện đạt 100% kế hoạch. Vốn dân góp tham gia thực hiện Dự án đạt 2.267 triệu đồng. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã chú ý tới công tác tuyên truyền, phổ biến công khai đến người dân, được người dân đồng tình ủng hộ; thu nhập của người dân tham gia tăng; các hộ nghèo được tham gia bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng sản xuất. Dự án cơ sở hạ tầng tổng vốn thực hiện lũy kế giải ngân 310.986 triệu đồng, đạt 99,94% so với kế hoạch (vốn điều chỉnh, bổ sung năm 2010 ước thực hiện đạt 100% kế hoạch).

Qua 5 năm, đã đầu tư xây dựng 376 công trình đường, 48 công trình cầu, cống, ngầm... vốn đầu tư 203.180 triệu đồng. Thủy lợi đã sửa chữa, làm mới kênh mương, đập giữ nước 97 công trình phục vụ nước tưới cho 2.253 ha, vốn thực hiện 62.731 triệu đồng. Điện sinh hoạt đầu tư 49 công trình phục vụ cho 3.744 hộ, số vốn thực hiện 20.451 triệu đồng. Trường học xây dựng được 16 công trình với 45 phòng học và nhà ở cho giáo viên và học sinh, vốn thực hiện 6.096 triệu đồng. Trạm y tế đầu tư xây dựng mới và sửa chữa 9 công trình, vốn thực hiện 6.446 triệu đồng.

Ngoài ra còn đầu tư các hạng mục như: nước sinh hoạt 5 công trình phục vụ cho 509 hộ; 2 công trình chợ; 73 nhà sinh hoạt cộng đồng, 6 công trình san tạo, đền bù giải phóng mặt bằng; 59 xã được lập mới quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu với tổng vốn thực hiện 12.079,97 triệu đồng. Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư đúng địa bàn, bảo đảm được chất lượng, phát huy được hiệu quả sử dụng cho người dân, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Dự án đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng từ năm 2006 - 2010 tổng vốn thực hiện 21.898 triệu đồng, đạt 99,42% kế hoạch. Vốn năm 2010 ước thực hiện đạt 100% kế hoạch. Đào tạo cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng tổng vốn thực hiện 21.898 triệu đồng. 5 năm qua đã tổ chức 716 lớp đào tạo bồi dưỡng, tập huấn với 37.071 lượt học viên; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cộng đồng đã mở 502 lớp/27.192 học viên. Đào tạo nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số tuổi từ 16 - 25 đã mở các lớp sơ cấp kỹ thuật nông - lâm nghiệp; đào tạo y tá thôn, bản; sơ cấp điện; đào tạo nghiệp vụ cán bộ phụ trách giao thông xã. Tại các huyện đã tổ chức các lớp dạy nghề cho thanh niên là người dân tộc thiểu số cho 2.089 lượt người. Về Chính sách hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp lý, tổng vốn thực hiện 64.860 triệu đồng, đạt 98% kế hoạch; vốn năm 2010 ước thực hiện đạt 100% kế hoạch.

Trong đầu tư các chương trình, dự án vùng cao, vùng ĐBKK, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm, ưu tiên lồng ghép để tăng mức vốn đầu tư trong từng năm. Tổng vốn các chương trình liên quan giảm nghèo đầu tư các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2006 tới 2010 là trên 2.100 tỷ đồng, bình quân 3,8 tỷ đồng/xã/năm, góp phần làm cho hiệu quả đầu tư các dự án, các công trình được nâng lên; số công trình đầu tư, số người dân được hưởng lợi vì thế được tăng lên.

Về mục tiêu của Chương trình, đến năm 2010, số hộ có thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu đồng/năm đạt 80%; xã có đường giao thông cho xe cơ giới (xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến thôn, bản đạt 85%; xã có công trình thủy lợi nhỏ đạt trên 90%, bảo đảm năng lực tưới khoảng 75% diện tích ruộng 2 vụ lúa; tỷ lệ xã có trường, lớp học kiên cố, bán kiên cố đạt 90%, nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 49%; xã có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn đạt 70%; tỷ lệ xã có điện đạt 95,4%, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 77%; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 68%; 100% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí...

Kết thúc năm 2008, Yên Bái có xã Việt Hồng và Quy Mông (Trấn Yên) cơ bản hoàn thành mục tiêu và được đưa ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135. Đến năm 2010, theo các huyện xét đề nghị công nhận 05 xã đạt chỉ tiêu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình là: Hạnh Sơn, Bình Thuận (Văn Chấn); Khánh Thiện (Lục Yên); Văn Lãng (Yên Bình); Kiên Thành (Trấn Yên).

Tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình còn gặp khó khăn và bộc lộ một số hạn chế nhưng có thể khẳng định: Chương trình 135 giai đoạn II đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng cao, vùng ĐBKK của tỉnh. Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Yên Bái kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cho tiếp tục đầu tư Chương trình 135. Nguồn lực đầu tư hỗ trợ cần đủ mạnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc một cách bền vững.

Đồng thời tăng cường phân cấp cho các tỉnh để chủ động việc quy định đối tượng cụ thể hưởng thụ, cơ chế hỗ trợ, trình tự quản lý đầu tư phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Đề nghị Trung ương điều chỉnh chuẩn nghèo và phân định lại 3 khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc theo trình độ phát triển Chương trình 135 giai đoạn II qua 5 năm đầu tư tại địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, nơi có số đông là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống để Chương trình góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng được hưởng lợi, làm thay đổi cơ bản về diện mạo của vùng cao, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 135   

Các tin khác

1/1/2012 là thời điểm Luật Thuế Bảo vệ môi trường vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực thi hành.

YBĐT - Đảng bộ, chính quyền xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã có Nghị quyết chuyên đề, xác định đậu tương được coi là một trong những cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương.

Nông dân xã Báo Đáp (Trấn Yên) thu hái chè.
(Ảnh: H.N)

YBĐT - Thực hiện kế hoạch trồng mới, trồng cải tạo 210 ha chè trong năm 2010, ngay từ cuối năm 2009, các ngành, địa phương đã triển khai rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch cụ thể đến từng thôn, bản và chuẩn bị nguồn cây giống.

Việc tăng giá than khiến người tiêu dùng và các đại lý phân bón sẽ tăng giá phân bón. Ảnh minh họa

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vừa có đề nghị với Bộ Công Thương kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chưa tăng giá bán than cho sản xuất phân bón trong năm 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục