Trấn Yên: Xã hội hóa phong trào giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/2/2011 | 9:29:40 AM

YBĐT - Những ngày đầu năm mới 2011, đi từ vùng thấp đến vùng cao trên quê hương Trấn Yên, chúng tôi đã phần nào cảm nhận được niềm vui, niềm tự hào của người dân khi được đi trên những con đường bê tông hóa vừa mới được hoàn thành.

Thi công cống ngầm trên đoạn đường vào thôn 5 xã Vân Hội (Trấn Yên).
Thi công cống ngầm trên đoạn đường vào thôn 5 xã Vân Hội (Trấn Yên).

Đây là thành quả khi ý Đảng, lòng dân đã hợp. Đồng thời góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn từng bước tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các xã, thị trấn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội các địa phương.

Có mặt tại khu phố 6 thị trấn Cổ Phúc vào những ngày đầu năm 2011 khi bà con trong khu phố đang khẩn trương hoàn thiện đoạn đường vào nhà văn hóa thôn và phục vụ việc đi lại của 14 hộ trong khu phố, ông Mai Đức Thắng - một hộ dân trong khu phố phấn khởi nói: “Có con đường mới, người dân chúng tôi đi lại sẽ dễ dàng đồng thời góp phần làm thay đổi diện mạo khu phố. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thị trấn Cổ Phúc có tổng số 9,1 km đường giao thông nông thôn.

Trong những năm qua, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, thị trấn Cổ Phúc đã bê tông hóa được 5km đường giao thông, riêng năm 2010 vừa qua thị trấn đã thực hiện thi công 2 đoạn đường Cổ Phúc - Việt Thành và đoạn khu phố 6 với tổng chiều dài 2 đoạn là 377m, tổng kinh phí giá trị xây lắp gần 300 triệu đồng, trong đó Nhà nước đầu tư 60% và nhân dân đóng góp 40%. Hiện nay 2 công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tạo điều kiện thuận lơi cho nhân dân đi lại, giao lưu buôn bán”.

Đối với Hồng Ca - xã nằm cách trung tâm huyện gần 40 km có 75 km đường giao thông liên thôn, liên xóm, trong đó có 15/16 thôn đã có đường ô tô đến trung tâm thôn. Đồng chí Hà Ngọc Toanh - Chủ tịch UBND xã Hồng Ca cho biết: “Với phương châm phát huy nội lực là chính, trong năm 2010 Hồng Ca đã huy động hơn 3.000 công lao động, tương đương với hơn 70 triệu đồng để tu sửa đường giao thông ở 16 thôn trong xã”.

Cũng trong năm 2010, Hồng Ca được đầu tư hơn 2 tỷ đồng từ nguồn vốn kích cầu và nguồn vốn 135 để cứng hóa hơn 3 km đường từ trung tâm xã ra quốc lộ 37 và đường thôn Hồng Lâu. Riêng tuyến đường từ trung tâm xã Hồng Ca vào 3 thôn của đồng bào Mông dài hơn 10km, với tinh thần tự giác cao, hàng năm mỗi gia đình ở Hồng Ca đã tự đóng góp 10 ngày công lao động để phát dọn ta luy, san vá ổ gà và khơi thông rãnh thoát nước. 

 Nhờ sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương trong huyện đã dám nghĩ, dám làm và phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở để lựa chọn cách làm phù hợp với điều kiện của từng thôn, từng địa bàn cư trú và từng hộ gia đình mà bộ mặt kinh tế - xã hội của Trấn Yên đang từng ngày khởi sắc.

 Được biết, hàng năm UBND huyện đã triển khai cụ thể kế hoạch phát triển giao thông nông thôn đến các xã, thị trấn, đồng thời khuyến khích các địa phương có nhiều hình thức huy động đầu tư linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, dựa trên tinh thần của quy chế dân chủ ở cơ sở.

Riêng trong  năm 2010, toàn huyện đã cứng hóa được gần 20 km, trong đó cải tạo nâng cấp, kiên cố hóa trải nhựa đường cấp huyện là 5,3 km, đường bê tông xi măng là 3,4 km và nâng cấp đường liên thôn dân sinh 10,2 km. Các xã đã đi đầu trong phong trào bê tông hóa đường giao thông là: Báo Đáp, Nga Quán ...

 Tuy nhiên, quá trình thực hiện đầu tư phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đồng chí Trịnh Minh Chung - Trưởng Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Trấn Yên cho biết: “Quá trình đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn trên toàn huyện những năm qua cũng gặp phải không ít khó khăn do mặt bằng thu nhập chung của toàn huyện chưa cao, mức sống, mức thu nhập giữa các địa bàn dân cư chưa đồng đều, một số nơi việc huy động, đóng góp nguồn lực cho giao thông còn hạn chế.

Mặt khác, công tác quản lý công trình sau đầu tư còn buông lỏng khiến chất lượng một số tuyến đường bê tông xi măng nhanh xuống cấp. Vì vậy, xã hội hóa phong trào làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn là khâu thiết yếu để tạo nên một diện mạo mới và phần thúc đẩy kinh tế Trấn Yên phát triển theo hướng bền vững”.

Thu Phượng

Các tin khác
Vào vụ cấy. (Ảnh: Thu Trang)

YBĐT - Đợt rét đậm, rét hại và dịch lở mồm long móng kéo dài đã làm công tác triển khai sản xuất vụ đông xuân 2010 - 2011 của huyện vùng cao Mù Cang Chải gặp rất nhiều khó khăn.

Hạ tăng trưởng tín dụng được xem như là một trong những giải pháp kiềm chế lạm phát.

Ngày 24/2 Chính phủ chính thức ban hành Nghị quyết số 11 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

Ảnh minh họa

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngày 25-2 sẽ trình Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) phương án điều chỉnh giá vé ngồi cứng tàu Thống Nhất. Theo đó, mức giá cước mới vé ngồi cứng tàu khách Thống Nhất sẽ tăng 5% và có thể áp dụng từ ngày 1-4.

Dự án đã góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 34% năm 1998 lên 53% năm 2010.

YBĐT - Thực hiện dự án 5 triệu ha rừng, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã chủ động trong công tác quy hoạch, thiết kế các hạng mục trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, chăm sóc rừng trồngvà bảo vệ tốt vốn rừng hiện có.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục