Canh tác sắn bền vững trên đất dốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2011 | 2:56:01 PM

YBĐT - Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi năm 1ha sắn có thể bị rửa trôi 50 tấn đất bề mặt, làm giảm năng suất sắn từ 15-20%.

Lãnh đạo xã An Bình và cán bộ khuyến nông kiểm tra đường băng cỏ trong canh tác sắn bền vững.
Lãnh đạo xã An Bình và cán bộ khuyến nông kiểm tra đường băng cỏ trong canh tác sắn bền vững.

Mặt khác sau mỗi năm trồng, cây sắn đã lấy đi của đất lượng dinh dưỡng rất lớn. Vì vậy, việc thực hiện thâm canh bền vững, chống xói mòn tầng đất mặt và bổ sung các chất hữu cơ cải tạo đất là việc làm rất cần thiết, nhằm duy trì ổn định năng suất, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu thiên tai, bảo đảm tính bền vững lâu dài.

Ông Lê Cao Tấn - Phó chủ tịch UBND xã An Bình (huyện Văn Yên) tâm sự: “Lợi ích kinh tế từ cây sắn là không thể phủ nhận, thời điểm sắn được giá các hộ thu hàng chục triệu đồng từ sắn là chuyện thường, thậm chí nhiều gia đình còn thu được hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, để cây sắn phát triển bền vững, mang lại nguồn thu ổn định cho nhân dân thì việc thực hiện thâm canh sắn là rất cần thiết, bởi đa phần đất trồng sắn nơi đây có độ dốc lớn, trong quá trình canh tác phải chịu tác động của sự đào xới mạnh, nếu chỉ canh tác đơn thuần mà không có biện pháp kỹ thuật, thì sẽ làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi gấp nhiều lần các loại cây trồng khác”.

Cũng theo ông Tấn, việc thực hiện thâm canh bền vững trong sản xuất sắn là rất cần thiết, tuy nhiên không phải người dân nào cũng nhận ra điều đó. Còn nhớ, cách đây hơn 6 năm, khi xã đưa cây sắn vào thâm canh bền vững đã gặp phải muôn vàn khó khăn, bởi nhận thức của người dân vẫn chưa thông. Họ chưa thấy hiệu quả của việc thâm canh bền vững mà chủ yếu vẫn mang nặng tập quán bóc mầu, chỉ lo cho lợi ích trước mắt, chưa chú trọng thâm canh, thực hiện các biện pháp KHKT trong sản xuất để bảo vệ và tăng độ phì cho đất.

Còn với nhiều hộ thực hiện thì chỉ mang tính phong trào, gò ép, thiếu tinh thần tự giác nên đầu tư phân bón và bón phân chưa đúng kỹ thuật, sử dụng phân hữu cơ còn ít, phân vô cơ chủ yếu bón NPK loại 5.10.3 để bón lót nên không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây sắn, dẫn đến năng suất giảm rõ rệt. Vì vậy, nhiều diện tích đã làm nhưng không được chăm sóc bảo vệ, mất dần, dẫn đến mất đi tác dụng của các đường băng cũ. Nhưng chuyện cũ đã qua, giờ đây An Bình là một trong những địa phương có diện tích sắn thâm canh bền vững lớn nhất huyện. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2008 - 2010 đã có 314 ha sắn được thực hiện canh tác bền vững.

Theo lời giới thiệu của ông Tấn, chúng tôi đến thăm mô hình thâm canh sắn bền vững của gia đình ông Trần Văn Đẳng, thôn Cầu Cao, một trong những hộ đầu tiên đăng ký thực hiện khi chương trình thâm canh sắn bền vững được triển khai. Hơn 2 ha sắn của gia đình ông Đẳng đều sử dụng các biện pháp thâm canh bền vững như: san gạt đường băng, trồng keo đỉnh đồi, trồng băng cỏ, trồng cây cốt khí…

Ông Đẳng cho biết: “Từ năm 2004, sau khi được sự hướng dẫn, tập huấn của cán bộ khuyến nông, gia đình đã chuyển sang thực hiện việc thâm canh sắn bền vững, từ đó đến nay năng suất, sản lượng thu được vẫn không hề giảm”. Qua khảo sát, đa phần các hộ đều đánh giá cao hiệu quả của việc thực hiện thâm canh bền vững trong trồng sắn. Bởi việc làm này không chỉ giúp giữ năng suất ổn định mà còn có thể tận dụng cỏ từ đường băng làm thức ăn cho trâu, bò và cá.

Ngoài ra, trong quá trình canh tác còn có thể trồng xen thêm lạc, đậu, đỗ giúp người dân nâng cao thu nhập. Theo anh Trần Thống Nhất, cán bộ khuyến nông phụ trách xã An Bình, thâm canh sắn bền vững không chỉ giúp duy trì năng suất cây trồng mà còn giữ được độ phì của đất, từ đó chống xói mòn, rửa trôi, tránh sạt lở đất. Được biết, diện tích sắn của cả thôn Cầu Cao là 80 ha thì có đến 70 ha đã được thực hiện thâm canh bền vững.

Phát huy kết quả đạt được, bước sang  giai đoạn 2011-2015, An Bình phấn đấu thực hiện 395 ha diện tích canh tác sắn bền vững. Để đạt mục tiêu trên, các cấp chính quyền đang tiến hành rà soát diện tích trồng sắn chuyên canh, đẩy mạnh tuyên tuyền kỹ thuật, hiệu quả của việc thâm canh, đồng thời, hỗ trợ kinh phí để người dân mua hạt cây cốt khí, giống cỏ thực hiện các biện pháp thâm canh.

Cường Hùng 

Các tin khác
Quầy giao dịch tại trụ sở chính Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Yên Bái. (Ảnh: Lê Phiên)

YBĐT - Trong năm 2011, toàn ngành ngân hàng đã và đang tích cực triển khai các nhiệm vụ và giải pháp quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến vào sáng 4.5, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết có khả năng sẽ điều chỉnh giá điện từ tháng 6 theo Quyết định 24 điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường của Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo hoạt động kinh doanh quý I/2011 của các tổ chức tín dụng, hàng chục ngân hàng đã “lỡ" để tỷ trọng cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất khá cao, tới hơn 40%. Hiện NHNN đã “treo” hạn từ nay tới 1/7 các NHTM phải hạ tỷ trọng xuống tối đa 22%.

Sáng 5/5, giá vàng trong nước “bay hơi” thêm 16.000-17.000 đồng/chỉ, xuống dưới mức 3,780 triệu đồng/chỉ trong bối cảnh giá kim loại quý trên thị trường thế giới không ngừng lao dốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục