Nuôi gà thả vườn - hướng thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/5/2013 | 3:44:21 PM

YBĐT - Dù ở nông thôn hay thành thị, ai cũng khát khao làm giàu cho mình, cho xã hội nhưng làm như thế nào, làm ra sao, thực tế đối với mỗi người dân, mỗi địa phương lại muôn hình muôn vẻ.

Nhờ chăn nuôi gà thả vườn, gia đình ông Ngô Văn Cát đã thoát được nghèo và thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.
Nhờ chăn nuôi gà thả vườn, gia đình ông Ngô Văn Cát đã thoát được nghèo và thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.

Sự thành công trong nuôi gà thả vườn của gia đình ông Ngô Văn Cát ở thôn Hợp Thịnh, xã Phú Thịnh -Yên Bình (Yên Bái) là gợi mở hướng đi cho nông dân trên bước đường xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà ta thả vườn có số lượng trên 100 con, mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà ta thả vườn không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô. Mô hình nuôi gà ta thả vườn của gia đình ông Ngô Văn Cát, thôn Hợp Thịnh, xã Phú Thịnh (Yên Bình) là một mô hình như thế.

Kinh tế chủ yếu thuần nông, trước đây, gia đình ông cũng nghèo khó, vất vả như bao gia đình khác trong thôn, trong xã. Trước những khó khăn của cuộc sống hàng ngày, gia đình ông cũng bươn chải đủ nghề từ làm chè đến mở xưởng chế biến chè, chăn nuôi lợn... nhưng cũng không khấm khá hơn. Cuối năm 2009, ông Cát quyết định đầu tư nuôi gà ta thả vườn. Khi mới nuôi, do chưa có kinh nghiệm nên gia đình ông chỉ đầu tư nuôi 50 gà mái đẻ và 100 con gà thịt.

Vừa nuôi ông vừa tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do khuyến nông mở đồng thời nghiên cứu tài liệu, học tập kinh nghiệm của những người đi trước từ khâu chọn giống đến cách làm chuồng trại hợp lý, phòng chống dịch bệnh. Ngay cả việc cho ăn cũng phải hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của gà để chúng hấp thụ thức ăn một cách tốt nhất. Qua năm đầu, gia đình ông bán thu lãi hơn chục triệu đồng.

Năm sau, ông tiếp tục đầu tư nuôi 350 con gà mái đẻ và thường xuyên nuôi từ 700 - 800 con gà thịt. Thức ăn hai bữa chính cho gà chủ yếu là thóc và ngô, cám gạo, ngoài ra cho ăn thêm các loại rau, cây chuối băm nhỏ trộn lẫn với cám gạo, ngô. Lượng gà đẻ thì ông nuôi nhốt và cứ 10 con gà mái thả kèm một con trống; gà thịt nuôi thả tự nhiên để gà tìm kiếm thức ăn từ côn trùng ngoài tự nhiên.

Ông Cát cho biết: Nuôi gà ta thả vườn rất dễ, vốn đầu tư ít mà đất đai không cần nhiều, chỉ có điều chúng rất nhạy cảm với thời tiết nên đòi hỏi người nuôi phải tỉ mỉ trong khâu chăm sóc. Để nuôi an toàn, đạt hiệu quả, kinh tế cao, người chăn nuôi phải hết sức chú ý đến khâu phòng chống dịch bệnh, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi”. Với phương thức nuôi thông thường, mỗi năm, gia đình ông bán 3 lứa, bình quân từ 95 - 100 ngày mỗi lứa nuôi gà thịt là có thể xuất bán, gà đạt trọng lượng từ 1,6 - 2kg/con.

Với giá bán hiện tại từ 100.000 - 110.000 đồng/kg, mỗi con gà sau ba tháng nuôi, người chăn nuôi lãi từ 60.000 - 70.000 đồng. Gà ta nuôi theo phương thức bán hoang dã nên thịt chắc, thơm, ngon, được các tiểu thương và người tiêu dùng ưa chuộng. Nhờ chăn nuôi gà ta thả vườn mà mỗi năm, gia đình ông Cát thu lãi gần 100 triệu đồng, từng bước vươn lên trong cuộc sống.  
Thấy hiệu quả từ mô hình, đã có nhiều hộ dân trong xã Phú Thịnh cũng như các vùng lân cận đến thăm quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi của gia đình ông Cát.

Nhờ vậy, đã có gia đình nuôi thành công với mô hình gà ta thả vườn như gia đình anh Hoàn, chị Lý, bà Hoa… Phát triển chăn nuôi gà ta thả vườn giúp nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Trúc

Các tin khác

YBĐT - Vụ đông xuân năm nay, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã gieo cấy 3.955ha. Hiện nay, các diện tích lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trỗ bông. Đây cũng là giai đoạn cây lúa dễ bị một số loại sâu bệnh phá hoại.

Ảnh minh họa.

"Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường vàng với tư cách người mua bán cuối cùng theo giá thị trường, không bao cấp, bù lỗ và tuân thủ đúng quy định bảo đảm lợi ích của Nhà nước".

Phát biểu tại hội nghị hỗ trợ xuất khẩu trái cây vùng ĐBSCL tại Tiền Giang ngày 9-5, tiến sĩ Lương Ngọc Trung Lập (Viện Cây ăn quả miền Nam) cho biết tuy chỉ có khoảng 10% trái cây VN được xuất khẩu với khoảng 40 chủng loại nhưng thị trường đã mở rộng ra 76 quốc gia.

Lãnh đạo xã Thạch Lương kiêm tra tình hình phát triển của lúa vụ đông xuân.

YBĐT - Những năm qua, Đảng bộ xã Thạch Lương (Văn Chấn) đã tập trung chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đẩy mạnh triển khai xây dựng nông thôn mới… và phấn đấu mỗi năm giảm 7% số hộ nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục