Siết quản lý chất lượng công trình

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/5/2013 | 7:49:06 AM

Ngày 17.5, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị triển khai Nghị định 15 về quản lý chất lượng công trình xây dựng cho 38 địa phương phía nam theo hướng siết chặt quản lý chất lượng công trình, đặc biệt là công trình có vốn ngân sách.

Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách sẽ được kiểm tra chặt  về chất lượng
Các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách sẽ được kiểm tra chặt về chất lượng

Quy trách nhiệm cơ quan quản lý

Theo ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - điểm mới trong Nghị định (NĐ) 15 là cho phép cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng kiểm soát chặt hơn chất lượng công trình, từ khâu khảo sát thiết kế, thi công, nghiệm thu đến khi đưa công trình vào hoạt động. Cơ quan nhà nước sẽ thẩm tra về thiết kế, tính an toàn của công trình, nghiệm thu công trình, nếu đảm bảo mới cho sử dụng. Trước đây, chất lượng công trình do chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn... toàn quyền quyết định. Khi có sự cố thì cơ quan quản lý nhà nước mới can thiệp.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhận định hiện vốn đầu tư xây dựng chiếm khoảng 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vì vậy công tác quản lý chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư rất quan trọng, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. “Sự hạn chế về năng lực của các chủ đầu tư là một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng, làm giảm chất lượng công trình, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư”, Bộ trưởng phân tích.

Chính vì vậy, NĐ 15 sẽ quy định rõ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phải có trách nhiệm kiểm soát về chất lượng công trình và chi phí xây dựng ngay từ giai đoạn đầu - “tiền kiểm”, thông qua việc thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thẩm tra dự toán (với công trình có sử dụng vốn ngân sách), những việc mà trước đây đều do chủ đầu tư thực hiện. Đồng thời làm rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể trong việc đảm bảo chất lượng công trình.

Đề phòng nảy sinh nhũng nhiễu

Trước quy định mới này, nhiều doanh nghiệp (DN) lo rằng thời gian làm thủ tục sẽ kéo dài. Ông Nguyễn Văn Đực, PGĐ Công ty địa ốc Đất Lành, cho biết với quy định cũ, chủ đầu tư chỉ mất khoảng 1-2 tháng là xong giấy phép xây dựng. Còn nay phải thẩm tra thiết kế kỹ thuật sẽ mất thêm 6-7 tháng. Trong khi tại TP.HCM mỗi năm cấp khoảng 30.000 giấy phép xây dựng. Nếu phải thẩm tra thiết kế số hồ sơ trên thì TP phải có khoảng 400 nhân viên làm việc mới xong. Ngoài ra, với những công trình không thẩm tra được, cơ quan quản lý sẽ chỉ định công ty khác thẩm tra. Không khéo có thể sẽ nảy sinh tình trạng “sân sau”, xảy ra tiêu cực. Kể cả không loại trừ trường hợp cán bộ chuyên môn cố tình làm khó để “đẩy” hồ sơ ra ngoài.

Đồng tình với quan điểm này, PGS-TS Nguyễn Văn Hiệp, Ủy viên Ban Chấp hành, Tổng hội Xây dựng VN, cho rằng để hạn chế khả năng này, cần tăng hơn trách nhiệm của các đơn vị tư vấn, kể cả tư vấn thẩm tra, tư vấn định giá. Ban hành chi tiết chế độ kiểm tra thường xuyên của các đơn vị quản lý nhà nước, kể cả cấp bộ đối với công trình xây dựng. Chế độ kiểm tra phải đảm bảo hiệu quả, ngăn ngừa những thỏa hiệp, tiêu cực từ đầu.

Ông Lê Quang Hùng cho biết sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp để đưa vào thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 15 trong tháng 5 này.  

Chỉ thẩm tra an toàn với công trình tư nhân

Theo ông Ngô Lâm, Cục phó Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, khi NĐ 15 bắt đầu có hiệu lực, các công trình sẽ được cơ quan quản lý nhà nước thẩm tra thiết kế và kiểm tra lúc đưa công trình vào sử dụng nên sẽ hạn chế được sự cố, ví dụ như vụ tháp truyền hình Nam Định, đập thủy điện Đăk Rông 3... Công tác thẩm tra chỉ mất khoảng 1 tháng. Đối với công tác nghiệm thu công trình trước khi cho phép công trình đi vào hoạt động mất tối đa 15 ngày. Với những công trình lớn, mất khoảng 1,5 tháng. Đối với những công trình vốn tư nhân, cơ quan quản lý nhà nước sẽ không thẩm tra về chi phí mà chỉ thẩm tra về đảm bảo an toàn. Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách, cơ quan quản lý nhà nước thẩm tra cả về chi phí và đảm bảo an toàn.

(Theo TNO)

Các tin khác
VINPA cho rằng thuế và quỹ bình ổn sử dụng không hợp lý khiến giá xăng dầu đang méo mó.

Những bức xúc về tình trạng “tăng nhanh, giảm chậm” của giá xăng dầu vẫn chưa thể giải quyết khi cả 3 phương án điều chỉnh giá Bộ Công thương đưa ra trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu vẫn chưa tạo được sự đột phá, cũng như chưa nhận được sự đồng thuận từ các chuyên gia, doanh nghiệp.

YBĐT - Với mục tiêu “Giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, lấy phòng, tránh là chính”, huyện Lục Yên (Yên Bái) đang tích cực triển khai “4 tại chỗ”, chủ động đối phó với những tình huống bất thường do thời tiết gây ra trong mùa mưa bão năm 2013.

YBĐT – Ngày 17/5, tại khu phố 5, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình đường Yên Bái – Khe Sang, đoạn Yên Bái -Trái Hút.

Nông dân xã Trạm Tấu (Trạm Tấu) thu hoạch đậu tương.

YBĐT - Ở tỉnh Yên Bái, cây đậu tương được trồng chủ yếu trên chân ruộng một vụ không chủ động nước và đất đồi thấp, tập trung ở các huyện Lục Yên, Trấn Yên, Văn Yên các huyện vùng cao, góp phần tăng thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục