“Bảo vệ môi trường, cần nhiều giải pháp đồng bộ”

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/10/2013 | 2:49:08 PM

YBĐT - Trước sức ép ngày càng tăng của những yếu tố gây ô nhiễm môi trường từ cuộc sống hàng ngày, những người làm công tác quản lý về môi trường đã vào cuộc, đề ra những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ hủy hoại môi trường.

Sẽ không còn những
Sẽ không còn những "dòng suối chết" như thế này nếu thực hiện thành công những giải pháp đồng bộ về bảo vệ môi trường.

Phóng viên YBĐT đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Văn Khánh - Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường xoay quanh những giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT).

P.V: Trong bối cảnh vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường đang được quan tâm như hiện nay, theo ông, đâu là những thách thức cơ bản nhất?

Ông Nguyễn Văn Khánh: Hiện nay, công tác BVMT đang đứng trước nhiều thách thức như: giữa yêu cầu BVMT với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển, tổ chức và năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý về môi trường vào nền nếp, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật BVMT lạc hậu với khối lượng chất thải đang ngày càng tăng lên, nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho BVMT trong khi ngân sách Nhà nước có hạn và sự đầu tư của doanh nghiệp, người dân cho BVMT còn ở mức rất thấp… Trong những thách thức trên,đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu BVMT, phát triển bền vững của đất nước, của địa phương với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm…

- Với những khó khăn và thách thức như vậy, dưới góc độ quản lý Nhà nước về môi trường, xin ông cho biết, đâu là những việc cần làm ngay?

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu về BVMT trên quan điểm phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước, của địa phương, trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản: phải xây dựngvăn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật về BVMT. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể, lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động, kết quả BVMT để đánh giá.

Đồng thời, cần nâng cao ý thức BVMT, gắn nhiệm vụ BVMT với phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cần coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả năng chịu tải môi trường sinh thái, cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải đồng thời với BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Mặt khác, BVMT, ứng phó với BĐKH cũng phải thay đổi theo hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.

- Tuy nhiên, BĐKH - tác nhân lớn gây hủy hoại môi trường là việc chúng ta không thể chủ động, thưa ông?

Chính vì vậy, chúng ta rất cần có dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng khí tượng thủy văn, chung sức và chủ động ứng phó với BĐKH. Theo tôi được biết, hiện Trung ương đang tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 và hai đề án: “Hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn” và “Hiện đại hóa ngành khí tượng thủy văn”. Đây là bước phát triển quan trọng trong chủ động ứng phó với BĐKH, giảm thiểu nguy cơ hủy hoại môi trường.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, các tổ chức và cộng đồng trong tham gia ứng phó với BĐKH, tham mưu lồng ghép các yếu tố BĐKH với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xác định các giải pháp chiến lược và chính sách thực thi, bố trí các nguồn lực cần thiết để tổ chức và triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

- Đối với hệ thống pháp luật về BVMT thì sao, thưa ông?

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho ứng phó với BĐKH theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập là việc cần thiết.

Trước mắt, phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng bộ luật về môi trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu khả thi. Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.

Song song với đó, toàn thể cộng đồng cần chủ động, có ý thức cao trong BVMT dưới mọi hình thức như: chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”... hướng tới đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT.

- Xin cảm ơn ông!

Thiên Cầm (thực hiện)

Các tin khác
Lực lượng biên phòng tuyến biển đã thông báo, hướng dẫn, kiểm đếm cho gần 60.000 phương tiện chủ động tránh bão  (Ảnh minh họa)

Đến sáng 31/10, lực lượng biên phòng tuyến biển đã thông báo cho hàng vạn phương tiện tàu thuyền biết về diễn biến của bão Krosa.

Ảnh minh họa

Ngày mai (1/11), dân số Việt Nam sẽ đạt ngưỡng 90 triệu người. Với quy mô dân số này, Việt Nam xếp thứ 14 trong các nước đông dân nhất thế giới, đứng thứ 3 về quy mô dân số ở các nước Đông Nam Á.

YBĐT - Sự nhiệt tình, năng động của nhân viên y tế, dân số thôn, bản cùng cách thức tuyên truyền, vận động sáng tạo, đặc biệt là nhận thức của người dân ngày một nâng cao đã góp phần đưa thôn 1 trở thành một trong những thôn, bản của xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên (Yên Bái) làm tốt nhất công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong những năm gần đây.

Học viên sĩ quan dự bị thực hành huấn luyện chiến đấu tại Trường Quân sự tỉnh. (Ảnh: Thanh Năm)

YBĐT - Hiện nay, Trường Quân sự tỉnh Yên Bái đang đào tạo lớp thứ 6 cán bộ ban chỉ huy quân sự (CHQS) xã, phường, thị trấn. 71 học viên được trang bị kiến thức quân sự trình độ trung cấp và lý luận chính trị sẽ bổ sung vào các vị trí công tác tại cơ sở, góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ quân sự địa phương, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục